Phụ nữ mang thai cần tiêm trưởng thành phổi khi nào?

Phụ nữ mang thai cần tiêm trưởng thành phổi khi nào?

Tiêm trưởng thành phổi là phương pháp giúp bảo vệ trẻ sinh non bằng cách giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh chóng. Mẹ bầu cần nắm rõ thời gian tiêm trưởng thành phổi khi nào và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để thực hiện đúng cách. Trong bài sau, Aplicaps sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu những thông tin xung quanh việc tiêm trưởng thành phổi trong thai kỳ.

Tiêm trưởng thành phổi là gì?

Tiêm trưởng thành phổi trước sinh là phương pháp tiêm corticosteroid cho mẹ bầu. Mũi tiêm sẽ giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh chóng, phòng tránh nguy cơ trẻ sinh non bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển hoàn thiện và có đầy đủ chức năng. 

Trẻ sinh càng non tháng thì khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe càng cao. Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (NIH – Mỹ), một số lợi ích khi tiêm trưởng thành phổi gồm có:

  • Tăng cơ hội sống sót đối với trẻ sinh non thêm 3%.
  • Giảm nguy cơ bị các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ sinh non xuống còn 12% (đối với các bệnh như loạn sản phế quản, bệnh phổi mãn tính..).
  • Giảm nguy cơ bị xuất huyết não ở trẻ sinh non xuống thêm 6%.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về đường ruột xuống còn 3% (đối với bệnh viêm ruột hoại tử).

Các loại thuốc corticosteroid được khuyến cáo sử dụng để tiêm trưởng thành phổi là Betamethasone và Dexamethasone. Hai loại thuốc này không bị chuyển hóa bởi các enzyme của nhau thai, mỗi loại cũng sẽ có các ưu điểm riêng biệt. Tùy vào tình trạng cụ thể của bà bầu và thai nhi mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc cho phù hợp. [1]

Tiêm trưởng thành phổi là phương pháp giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh chóng
Tiêm trưởng thành phổi là phương pháp giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh chóng

Phụ nữ mang thai cần tiêm trưởng thành phổi khi nào?

Biết được thời điểm tiêm trưởng thành phổi khi nào sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị kịp thời để bảo vệ thai nhi một cách tốt nhất.

Các trường hợp chỉ định

Thực hiện tiêm trưởng thành phổi với các trường hợp chỉ định gồm có:

  • Bà bầu có dấu hiệu dọa sinh non ở tuần thai từ 24 đến 34 
  • Bà bầu mang đa thai
  • Bà bầu có tiền sử sinh non

Có khoảng 50% các trường hợp sinh non không xác định được nguyên nhân, do đó mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng. Khi thấy các dấu hiệu sức khỏe bất thường, mẹ cần tới khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời và tiêm trưởng thành phổi nếu cần thiết. [2]

Một số dấu hiệu dọa sinh non mẹ cần lưu ý gồm có:

  • Đau bụng từng cơn, có cảm giác căng và nặng phía bụng dưới kèm theo đau lưng.
  • Ra dịch âm đạo màu hồng và có chất nhầy.
  • Tử cung co thắt liên tục với tần suất từ 2-3 lần mỗi phút.
  • Cổ tử cung bắt đầu mở trên 2cm.
  • Có dấu hiệu bị vỡ ối.
Bà bầu có tiền sử sinh non được chỉ định tiêm trưởng thành phổi
Bà bầu có tiền sử sinh non được chỉ định tiêm trưởng thành phổi

Thời điểm tiêm

Tiêm trưởng thành phổi khi nào là băn khoăn của nhiều bà bầu trong thai kỳ. Thông thường thời điểm tiêm trưởng thành phổi rơi vào khoảng tuần 24 đến tuần 34 mang thai (là giai đoạn phổi của thai nhi đang phát triển mạnh). Nếu sau khi tiêm thuốc 7 ngày mà mẹ bầu vẫn chưa sinh và vẫn còn nguy cơ sinh non trong 7 ngày tiếp theo thì sẽ cần tiêm nhắc lại thêm 1 đợt.

Liều lượng tiêm trưởng thành phổi mỗi đợt như sau:

  • Betamethasone: Liều lượng 12mg/liều tiêm bắp, tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 24 giờ.
  • Dexamethasone: Liều lượng 6mg/liều tiêm bắp, tiêm 4 liều, mỗi liều cách nhau 12 giờ.

Tiêm trưởng thành phổi không được khuyến cáo tiêm định kỳ hay tiêm nhiều hơn 2 đợt. Nếu thai nhi chưa sinh sau 34 tuần thì không cần phải tiêm trưởng thành phổi bởi thuốc lúc này không còn tác dụng.

Thời điểm tiêm trưởng thành phổi từ tuần thai 24 đến 34 của mẹ bầu
Thời điểm tiêm trưởng thành phổi từ tuần thai 24 đến 34 của mẹ bầu

Tại sao cần tiêm trưởng thành phổi?

Bắt đầu từ tuần thai thứ 24, Surfactant bắt đầu được sản xuất ra từ các tế bào phế nang loại II. Đây là chất hoạt động bề mặt phổi và giúp tăng độ giãn nở của phổi, giảm sức căng bề mặt của dịch phế nang và ngăn chặn tình trạng bị xẹp phổi. Quá trình này sẽ kéo dài tới khi thai nhi được 32 tuần mới đạt đủ số lượng Surfactant để phổi trưởng thành.

Do đó, những em bé sinh non trước tuần 32 của thai kỳ thường gặp hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (còn gọi là bệnh màng trong). Nguy cơ mắc bệnh màng trong càng cao khi tuổi thai càng ít. Việc sử dụng phương pháp tiêm trưởng thành phổi sẽ giúp phổi trưởng thành theo nhiều cơ chế như:

  • Tăng sự chuyển đổi từ phế bào loại I thành phế bào loại II.
  • Tăng tổng hợp, giải phóng Surfactant.
  • Tăng thêm thể tích phổi.
  • Giảm lượng chất lỏng ở bên trong phổi.
Tiêm trưởng thành phổi giúp bảo vệ trẻ sinh non khỏi hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Tiêm trưởng thành phổi giúp bảo vệ trẻ sinh non khỏi hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Tiêm trưởng thành phổi có gây tác dụng phụ không?

Mặc dù tiêm trưởng thành phổi là phương pháp bảo vệ hiệu quả đối với trẻ sinh non để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh suy hô hấp nhưng mũi tiêm trưởng thành phổi cũng gây ra các tác dụng phụ với mẹ và bé.

Đối với mẹ bầu 

Bên cạnh những lợi ích mà thuốc trưởng thành phổi mang lại, việc sử dụng các loại thuốc corticosteroid có thể gây ra những tác dụng phụ sau đây:

  • Gây ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận. Nếu phải tiêm nhiều lần có thể gây ra nguy cơ bị suy thượng thận ở bà bầu, tuy nhiên tác dụng phụ này rất hiếm gặp.
  • Gây ra các vấn đề về dị ứng, sốc phản vệ, hạ huyết áp nhưng trường hợp này cũng rất hiếm gặp.
  • Gây ức chế miễn dịch. Bà bầu cần tránh các nguồn lây nhiễm để phòng tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Lượng đường trong máu tăng lên sau khi tiêm khoảng 12 giờ và thường kéo dài trong khoảng 5 ngày. Những bà bầu bị tiểu đường cần kiểm soát tốt chế độ ăn uống để giảm nguy cơ bị tăng đường huyết mất kiểm soát.
  • Một số ít trường hợp bà bầu bị rối loạn giấc ngủ sau khi tiêm thuốc trưởng thành phổi.

Đối với thai nhi

Hiện nay chưa có nghiên cứu cho thấy việc tiêm trưởng thành phổi gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên không nên dùng quá hai đợt tiêm corticosteroid bởi hành động này có thể gây ra các tác động tiêu cực tới em bé, bao gồm việc trẻ sinh ra nhẹ cân và bị giảm chu vi vòng đầu. [3]https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279568/

Dù bất cứ loại thuốc nào cũng có hai mặt lợi và hại nhưng lợi ích của việc tiêm thuốc trưởng thành phổi mang lại lớn hơn so với các tác dụng phụ. Để phòng tránh các nguy cơ có thể gặp phải, việc tiêm thuốc trưởng thành phổi cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi tiêm, bà bầu cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.

Với những thông tin trên, mẹ đã biết cần tiêm trưởng thành phổi khi nào và các thông tin liên quan tới việc tiêm trưởng thành phổi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ bầu hãy truy cập vào hotline 1900636985, hoặc truy cập website Aplicaps.vn để biết thông nhiều thông tin chi tiết!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 What are the benefits and risks of giving corticosteroids to pregnant women at risk of premature birth?. Truy cập ngày 02/10/2024.
https://www.cochrane.org/CD004454/PREG_what-are-benefits-and-risks-giving-corticosteroids-pregnant-women-risk-premature-birth
2 Corticosteroids in pregnancy to reduce complications from being born prematurely. Truy cập ngày 02/10/2024.
https://www.rcog.org.uk/for-the-public/browse-our-patient-information/corticosteroids-in-pregnancy-to-reduce-complications-from-being-born-prematurely/
3 Pregnancy and birth: Before preterm birth: What do steroids do?. Truy cập ngày 02/10/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279568/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ