Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Trong đó phải kể đến nguy cơ sảy thai, sinh non, nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp cao, buộc mổ lấy thai,… Vậy, để hạn chế diễn biến xấu và góp phần ổn định đường huyết, bà bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Hãy cùng Aplicaps tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ có hết không? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là mắc tiểu đường thai kỳ? Tham khảo ngay
17 loại thực phẩm người bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn
Dưới đây là 17 loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Hầu hết những thức ăn này đều dễ tìm kiếm và phối hợp với nhiều loại thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày.
Mỡ cá nên dùng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Mỡ cá hoặc dầu cá là nguồn chất béo an toàn được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng trong thời kỳ mang thai. Theo một số nghiên cứu cho thấy, dầu cá giúp tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, nhờ đó kích thích tổng hợp insulin. Đó là cơ chế để mỡ cá ngăn ngừa tình trạng huyết áp lên quá cao khi mang thai.[1]
Mẹ bầu có thể ăn phần mỡ từ các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,… Ngoài ra, mẹ bầu nên thêm các món nướng, canh, hấp từ cá vào thực đơn ít nhất 2 lần/tuần. Chắc chắn, thói quen này này không chỉ hỗ trợ sự phát triển trí não của em bé nhờ thành phần omega-3 có trong mỡ cá, mà còn cải thiện tình trạng tiểu đường của thai phụ hiệu quả.
Các loại rau lá xanh
Các loại rau như bắp cải, măng tây, bông cải xanh, rau diếp, rau bina, cần tây,… đều là thực phẩm phổ biến với chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp. Việc ăn các loại rau lá xanh giúp ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng của chỉ số đường huyết, giúp ổn định chỉ số tiểu đường thai kỳ. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp chất đạm, chất xơ bổ dưỡng cho mẹ bầu.
Rau lá màu xanh rất đa dạng và dễ mua nên mẹ bầu có thể linh hoạt khẩu phần ăn hàng ngày với rau xanh. Một số món ăn rất hấp dẫn từ rau xanh như măng tây xào, súp bông cải xanh, nước ép rau cần tây,…
Quế
Quế được biết đến là loại gia vị quen thuộc với nhiều bà mẹ nội trợ. Nhưng chắc chắn, nhiều mẹ bầu không biết, quế cũng đem lại công dụng tích cực trong kiểm soát đường huyết như:
- Tăng độ nhạy cảm với insulin.
- Hỗ trợ hạ đường máu.
- Hạn chế nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
- Chứa thành phần chống oxy hóa giúp phòng chống tiểu đường type 2.
Quế là một loại thảo dược giàu vitamin A và các chất chống oxy hóa. Mỗi ngày, mẹ bầu nên dùng khoảng 2,5g quế với nhiều cách thức sử dụng như: ăn trực tiếp, làm trà quế hoặc sử dụng dầu quế làm hương liệu cho thức ăn, nước uống.
Trứng
Trứng dù chứa hàm lượng cholesterol cao (gần 200mg), nhưng nếu mẹ bầu sử dụng với một lượng vừa phải, thì đây sẽ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Điển hình như protein, kali, lutein và choline giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ và hỗ trợ hoạt động sản xuất insulin của cơ thể. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-3 quả trứng để không làm tăng lượng cholesterol máu. Những món ăn đơn giản từ trứng như trứng luộc, salad, trứng kho thịt ba chỉ,… đều vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng với mẹ bầu. [2]
Hạt chia
Hạt chia khi đến dạ dày sẽ tạo ra gelatin. Đây là chất giúp ổn định lượng đường huyết, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ tái phát và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Với mẹ bầu bị tiểu đường, mỗi ngày nên dùng từ 2-3 thìa cà phê hạt chia. Để có những món ăn ngon từ hạt chia, mẹ có thể tham khảo nước hạt chia, hạt chia ngâm nước ép, sinh tố hạt chia, trà hạt chia, nước chanh hạt chia, salad, mứt,… Do hạt chia có vị rất nhạt, thậm chí không vị nên mẹ cần phối hợp với nhiều loại hoa quả có chỉ số GI thấp để gia tăng hương vị cho món ăn.
Nghệ
Nghệ vừa là gia vị, vừa là loại thảo dược có thể hỗ trợ thai phụ bị tiểu đường. Nhờ thành phần curcumin, nghệ có khả năng giảm lượng glucose. Ngoài ra, nghệ có thể kiểm soát nhiều biến chứng do đái tháo đường như bệnh thần kinh, bệnh thận, bệnh mạch máu, rối loạn chức năng mô mỡ,… Tuy nhiên, hương vị của củ nghệ không thích hợp để mẹ bầu ăn tươi trực tiếp. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng nghệ trong cà ri, sinh tố trái cây, tinh bột nghệ. Số lượng nghệ dùng cho người bị tiểu đường thai kỳ là dưới 10g mỗi ngày. Nếu vượt quá hàm lượng này, thai phụ có thể bị đau dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Sữa chua ít đường
Sữa chua ít đường thường có chỉ số GI < 14. Vì vậy, khi mẹ dùng sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ngoài ra, sữa chua rất giàu canxi và lượng lớn lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Liều lượng sữa chua ít đường phù hợp với mẹ bị tiểu đường là 250 – 500g. Bên cạnh cách ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể phối hợp thêm với nhiều loại hoa quả có chỉ số GI thấp để không ảnh hưởng đến đường huyết.
Bơ
Bơ được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi hương vị thơm ngon cùng hệ dưỡng chất đa dạng. Trong đó, với người bị tiểu đường thai kỳ, bơ giúp:
- Kiểm soát tốt lượng đường huyết.
- Ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến tim mạch.
Dù ăn bơ thường xuyên không ảnh hưởng đến đường huyết nhưng mẹ vẫn chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ mỗi ngày. Trong đó, mẹ bổ sung khoảng 30-50g/ngày để đảm bảo phát huy tối ưu công dụng sức khỏe. Bơ có thể ăn lúc trái chín, hoặc sinh tố bơ, salad, nước sốt là những lựa chọn hoàn hảo cho thai phụ.
Quả bơ rất tốt cho bà bầu bị tiểu đường
Củ đậu
Củ đậu đặc biệt được ưa chuộng vào mùa hè bởi sự thanh mát. Không chỉ vậy, củ đậu còn giúp cơ thể tăng độ nhạy cảm với insulin, điều hòa lượng đường trong máu rất tốt. Ngoài ra, củ đậu còn chứa nhiều sắt, canxi, vitamin A, B6, D, E, K,… cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Với củ đậu, mẹ có thể sáng tạo thành nhiều món ăn bổ dưỡng như bò bía, củ đậu xào thịt lợn, củ đậu cuốn tôm, nước ép củ đậu,… Nhìn chung, củ đậu khá lành tính nên mẹ bầu bị tiểu đường có thể yên tâm sử dụng hàng ngày.
Dầu ô liu
Dầu ô liu được ví như chất béo dành cho người tiểu đường. Với thành phần vitamin và khoáng chất đa dạng, dầu ô liu giúp bổ sung lượng chất béo lành mạnh. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể kiểm soát đường máu, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường thai kỳ.
Hàm lượng tối thiểu mỗi ngày là 10ml dầu ô liu. Loại dầu này rất thích hợp để chế biến món ăn, trộn salad. Thay vì sử dụng chất béo động vật, mẹ bầu bị tiểu đường được khuyến khích sử dụng chất béo từ thực vật để duy trì sức khỏe dẻo dai, ít bệnh tật.
Giấm táo
Nhiều chuyên gia cho rằng giấm táo có công dụng như một dược chất giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Với tiểu đường type 1, giấm táo hạn chế tần suất tăng đường huyết sau ăn. Với tiểu đường type 2, giấm táo có chức năng cải thiện tính nhạy của insulin và điều hòa đường huyết ở mức ổn định.
Hàng ngày, mẹ bầu có thể dùng tối đa 500ml giấm táo làm gia vị trong các bữa ăn. Do được chiết xuất từ táo tươi lên men, giấm táo có hương vị thanh dịu. Mẹ có thể tham khảo nước mật ong giấm táo, làm gia vị, salad,…
Hạt lanh
Hạt lanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhờ đó giúp giảm viêm, kháng insulin và ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ tiến triển. Cùng với chất xơ và omega-3, hạt lanh hỗ trợ tốt trong phòng ngừa và điều trị tiểu đường.
Mỗi ngày, mẹ hãy dùng một thìa cà phê hạt lanh, pha với nước ấm và uống lúc đói. Ngoài ra, khi kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác, hạt lanh cũng phát huy vai trò cung cấp dưỡng chất và ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ rất tốt.
Dâu tây
Nhiều mẹ thắc mắc tại sao dâu tây có vị ngọt nhưng người bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn được. Nguyên nhân chủ yếu là hàm lượng đường trong loại trái này rất thấp, đồng thời bổ sung kali để giảm tình trạng khát nước do bệnh tiểu đường. Bà bầu chỉ nên ăn 100g dâu tây mỗi ngày. Khi ăn quá nhiều có thể gây táo bón, dị ứng hoặc thậm chí nhiễm ký sinh trùng nếu không rửa sạch. Dâu tây có thể làm sinh tố, nước ép, bánh,… và nhiều loại món ăn hấp dẫn khác.
Trái cây có múi
Một số loại trái cây chia múi tốt cho bà bầu bị tiểu đường như bưởi, cam, quýt, mâm xôi,… Đây đều là những loại quả có chỉ số GI rất thấp[3]. Vì vậy, chúng giúp mẹ có một hệ dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, trái cây có múi giúp điều hòa đường máu, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết nếu ăn một lượng phù hợp.
Mỗi loại trái cây họ này đều có hương vị và cách chế biến khác nhau. Chắc chắn, với món ăn đa dạng từ trái cây có múi, mẹ bầu sẽ tạo ra một thực đơn phù hợp với tình trạng tiểu đường của mình.
Tỏi
Tỏi thường được sử dụng trong trường hợp mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao, rối loạn chuyển hóa glucose,… Bởi vai trò chính của tỏi là giải phóng insulin tự do, đảm bảo quá trình chuyển hóa glucose và giảm đường máu.
Tỏi là một loại gia vị cực kỳ quen thuộc với mọi căn bếp Việt. Vì vậy, nếu không may bị tiểu đường thai kỳ, mẹ nên thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày để ngăn ngừa đái tháo đường tái phát.
Quả bí đỏ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bí đỏ giúp cải thiện chức năng của tuyến tụy, giúp nâng cao hiệu suất tiết insulin tại đây. Ngoài ra, bí đỏ chứa D-chiro-inositol có công dụng giảm hàm lượng glucose và tăng nồng độ insulin. Điều này rất tốt cho mẹ bầu đang bị tiểu đường. Tuy tốt cho đường máu, mẹ bầu nên dùng bí non thay thế bí già và chỉ ăn 2 lần/tuần. Hàm lượng đường trong bí già cao nên sẽ ảnh hưởng đến đường máu của người mẹ. Một số món ăn từ bí đỏ mẹ có thể tham khảo như canh, sữa bí đỏ, bánh bí đỏ,…
Ngũ cốc
Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp điều hòa quá trình chuyển hóa đường của insulin. Nhờ vậy đường huyết của mẹ bầu sẽ ổn định hơn. Có rất nhiều loại ngũ cốc, trong đó loại kết hợp ngô, kê, mè đen, đậu, gạo lứt, óc chó, hạnh nhân,… phù hợp hơn với tình trạng tiểu đường của thai phụ.
Tham khải thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Mẹ bầu cần lưu ý số lượng khoai nên ăn mỗi ngày
Các thực phẩm trên đều rất tốt và thích hợp với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Nhưng nên kết hợp chúng vào thực đơn hằng ngày như thế nào? Bổ sung gì để kiểm soát tốt đường huyết và giảm các nguy cơ xấu với thai nhi? Mẹ hãy để lại câu hỏi vào bảng dưới đây, các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps sẽ trực tiếp liên hệ và tư vấn cho mẹ nhé!
Bà bầu mắc tiểu đường nên kiêng ăn gì
Bên cạnh việc chọn lựa thực phẩm tốt để điều hòa đường máu, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cũng cần chú ý kiêng các loại đồ ăn thức uống sau đây:
- Thức ăn chứa nhiều tinh bột: Ngũ cốc, mì, cơm, khoai tây,… chứa rất nhiều tinh bột (carbohydrate). Những thực phẩm này dễ khiến đường huyết khó kiểm soát. Vì vậy, mẹ bầu nên giảm lượng để đảm bảo đường máu không tăng cao.
- Trái cây có GI cao: Khi bị tiểu đường, mẹ bầu luôn được khuyến cáo lựa chọn trái cây có chỉ số tiểu đường GI thấp. Vì vậy, các loại trái cây với GI quá cao (>70) như dưa hấu, chà là,… nên loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày.
- Chất béo bão hòa: Khi sử dụng loại chất béo này từ động vật, trứng, nội tạng,… có thể làm tăng cholesterol, dễ gây xơ vữa động mạch nên có hại cho người bị tiểu đường thai kỳ.
- Đường tinh luyện: Những thực phẩm như đường phèn, đường cát có khả năng gây nguy hiểm cho người mẹ do khiến đường huyết tăng nhanh chóng. Chính vì vậy, việc nấu nướng hoặc sử dụng chúng trong món ăn là điều không nên.
- Đồ uống có đường: Đa phần các đồ uống có ga, nước trái cây chứa hàm lượng đường cực cao. Những thức uống này khiến tình trạng tiểu đường của thai phụ trở nặng, dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
- Thức ăn mặn: Khi phát hiện bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần giảm lượng muối ăn vào mỗi ngày xuống < 6g/ngày. Nhờ vậy, nguy cơ biến chứng tim thận như đột quỵ, đau tim cũng được giảm đáng kể.
Lưu ý khi ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Bữa ăn là một phần quan trọng giúp mẹ bầu kiểm soát thật tốt tiểu đường thai kỳ. Trong đó, người mẹ cần chú ý những điều sau:
- Chia nhỏ bữa ăn: Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ cần thêm 1-2 bữa phụ giữa các bữa chính. Việc này đảm bảo đường huyết không quá cao sau ăn hoặc không bị tụt thấp trước khi ăn.
- Không bỏ hoàn toàn tinh bột, đường: Dù tinh bột có thể khiến tiểu đường nặng thêm nhưng đây là thành phần tuyệt đối không được bỏ. Hấp thu một lượng tinh bột vừa đủ giúp cung cấp năng lượng cho mẹ hoạt động mỗi ngày.
- Không nhịn ăn: Việc nhịn đói có thể khiến huyết áp hạ xuống quá mức. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài không chỉ khiến mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng mà còn gặp nhiều biến chứng do tụt huyết áp gây ra như chóng mặt, buồn nôn,…
- Ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế vào buổi tối: Một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng giúp mẹ luôn tràn trề năng lượng bắt đầu một ngày mới. Đồng thời, vào buổi tối, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng khó tiêu, mất ngủ.
- Nên chuẩn bị 1 ít thức ăn nhanh trong túi: Mẹ bầu có chỉ số đường huyết không ổn định thì nên luôn có một ít đồ ngọt, đồ ăn nhanh dễ bảo quản trong túi. Khi bị tụt đường huyết quá mức, mẹ có thể dùng ngay để hỗ trợ điều hòa lại lượng đường máu và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi “tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?”. Cùng với đó, Aplicaps bổ sung thêm những điều nên và không nên khi mẹ bầu bị tiểu đường. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp mẹ luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ muốn được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe khi mang thai, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ 1900 636 985!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Effects of Fish Oil Supplementation on Gestational Diabetes Mellitus. Truy cập ngày 9/8/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5292136/ |
---|---|
↑2 | Nutritional Viewpoints on Eggs and Cholesterol. Truy cập ngày 9/8/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5292136/ |
↑3 | Can You Eat Oranges If You Have Diabetes?. Truy cập ngày 9/8/2022. https://www.healthline.com/nutrition/are-oranges-good-for-diabetics |