tuc-gian-khi-mang-thai-3-thang-dau

Tức giận khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách đối phó

Tức giận khi mang thai 3 tháng đầu dễ dàng xuất hiện ở bất kỳ mẹ bầu nào. Tình trạng này xảy ra do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm thay đổi hormone, khó chịu về thể chất hoặc những lo lắng bất thường trong cuộc sống,… Vậy, mẹ bầu có thể làm gì để cải thiện tình trạng tức giận khi mang thai, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Mẹ bầu tức giận khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu?

Thực tế, cứ 7 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người bị ảnh hưởng nặng nề bởi cảm xúc tức giận. Tình trạng này xảy ra thường do rất nhiều nguyên nhân, cụ thể:

Thay đổi nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố đột ngột là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tức giận quá mức ở mẹ bầu, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu.

Mệt mỏi và thiếu ngủ: Cơ thể khi mang thai có những thay đổi rõ rệt dẫn tới nghỉ ngơi không đủ, thiếu ngủ. Bên cạnh đó, công việc quá tải hoặc áp lực từ những điều vụn vặt trong cuộc sống cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng xấu tới cảm xúc.

Ốm nghén: Ốm nghén trong 3 tháng đầu khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu. Chính sự khó chịu này có thể dẫn đến cáu kỉnh hoặc tức giận dữ dội.

Áp lực về tài chính: Mang thai khiến mẹ bầu lo lắng về những khoản tài chính phát sinh như mua sắm đồ trước đi, chi phí sinh con,… Vấn đề này gây áp lực khiến nhiều mẹ bầu mệt mỏi và dễ bộc phát cảm xúc tiêu cực.

Lo lắng và căng thẳng: Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tức giận khi mang thai là lo lắng về những điều trong tương lai. Mẹ bầu có thể cảm thấy sợ hãi khi nghĩ về quá trình chăm con, cơn đau chuyển dạ, biến chứng thai kỳ,… Ngoài ra, những áp lực từ cuộc sống, gia đình cũng khiến mẹ trở nên căng thẳng, khiến tức giận bộc phát.

Định kiến về giới tính thai nhi: Một số gia đình hiện nay vẫn còn những định kiến cổ hủ về giới tính thai nhi. Những áp lực vô hình đó sẽ gây ảnh hưởng tới tâm trạng của mẹ bầu. [1]

Không được người thân quan tâm: Mang thai là khoảng thời gian mà mẹ bầu cần được quan tâm và chăm sóc nhất. Sự vô tình, không săn sóc của người thân, đặc biệt là người chồng sẽ khiến mẹ bầu tủi thân, thậm chí gây trầm cảm. Tình trạng này kéo dài, mẹ bầu sẽ dễ mất bình tĩnh, trở nên cáu kỉnh và tức giận.

su-vo-tinh-tu-nguoi-than-khien-me-de-kich-dong-tuc-gian
Sự vô tình từ những người thân yêu khiến mẹ bầu dễ bị kích động, tức giận quá mức

Tức giận khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Tức giận khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi có khả năng nhận được cảm xúc như những gì mẹ bầu đang thể hiện với mức độ tương tự. Dưới đây là một số ảnh hưởng bởi cảm xúc tức giận tới mẹ bầu và thai nhi:

Ảnh hưởng tới mẹ bầu

Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể tiến triển thành mãn tính, gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu như đau đầu, khó ngủ, tim đập nhanh,… Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi tức giận có thể dẫn đến những thay đổi sinh lý nhất định như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim,…

Ảnh hưởng tới thai nhi

Khi mẹ bầu tức giận, nồng độ hormone như Epinephrine và Adrenaline có thể tăng cao, dẫn đến sự co thắt của các mạch máu. Điều này làm giảm cung cấp oxy và máu cho thai nhi, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Sự tức giận kéo dài hoặc quá mức trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến một số biến chứng nhất định, ngay cả trong khi sinh:

  • Em bé có thể bị nhẹ cân khi sinh, sinh non.
  • Ảnh hưởng không tốt đến tính cách của bé sau này (dễ cáu gắt và trầm cảm).
  • Nguy cơ cao trẻ bị tăng động.
tuc-gian-khi-mang-thai-co-the-gia-tang-nguy-co-tre-bi-tang-dong
Tức giận khi mang thai có thể gia tăng nguy cơ trẻ bị tăng động

Mẹ bầu nên làm gì để quản lý cảm xúc tức giận?

Điều quan trọng là mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng như thể chất trong khi mang thai. Chỉ khi mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc, hài lòng thì việc kiểm soát cảm xúc tức giận mới trở nên dễ dàng.

Nghỉ ngơi hợp lý

Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế bị cuốn vào guồng quay công việc là biện pháp dễ dàng nhất để kiểm soát cảm xúc tức giận mà mẹ bầu 3 tháng đầu có thể áp dụng.

Nhu cầu nghỉ ngơi của mẹ bầu cần thực hiện thường xuyên và tạo thành thói quen bằng cách đặt mục tiêu gắn với mốc thời gian, chẳng hạn như:

  • 10 phút ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi sau khi đứng 1 giờ.
  • Chợp mắt 20-30 phút mỗi buổi trưa.
  • Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Thực hiện những điều này sẽ giúp mẹ bầu duy trì mức năng lượng và giảm thiểu những khó chịu về thể chất khi mang thai. Từ đó giúp mẹ bầu kiểm soát được cảm xúc tức giận, cáu kỉnh. [2]

Luyện tập thể dục

Duy trì một thói quen tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng là việc làm cần thiết để cân bằng cảm xúc. Bởi tập thể dục giúp kiểm soát hormone căng thẳng của mẹ bầu 3 tháng đầu.

Mẹ bầu có thể dành 20-30 phút tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như: Thiền, yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe tại chỗ,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thử những bài tập dành cho bà bầu như yoga, thiền. Những bộ môn này sẽ giúp thai phụ bình tĩnh hơn, giải tỏa áp lực và hạn chế sự tức giận.

thien-hoac-yoga-giup-me-bau-giai-toa-ap-luc-va-han-che-tuc-gian
Thiền hoặc yoga giúp mẹ bầu giải tỏa áp lực và hạn chế tức giận 

Dành thời gian kết nối với bạn bè, người thân

Sự tập trung vào thai nhi có thể khiến mẹ bầu bỏ quên mối quan hệ với người thân và những người xung quanh. Dành thời gian kết nối với bạn bè và người thân có thể giúp mẹ bầu 3 tháng đầu dễ dàng chia sẻ những khó khăn, vượt qua căng thẳng, stress.

Thay đổi suy nghĩ

Để hạn chế tình trạng tức giận, cáu kỉnh khi mang thai, mẹ bầu cần thay đổi suy nghĩ hoặc không bàn luận về những vấn đề gây ra cảm xúc tiêu cực đó.

Học cách yêu bản thân, bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực mà không phán xét, đánh giá hay tự trách sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

Chế độ ăn uống

Đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể thường xuyên bằng các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng để mẹ bầu có đủ năng lượng suốt thai kỳ.

Những nhóm thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ bao gồm:

  • Protein: Thịt, đậu, trứng và một số loại hải sản ít thủy ngân như cá cơm, cá thu, nghêu, tôm hùm đất,…
  • Rau lá xanh và hoa quả.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: bánh mì ngũ cốc, yến mạch, gạo lứt,…
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa.

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý không sử dụng rượu bia, cafein, đồ tanh sống trong quá trình mang thai để hạn chế những biến chứng thai kỳ gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cũng giúp nhu động ruột hoạt động đều đặn, cung cấp  các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi.

che-do-an-uong-gop-phan-cai-thien-tinh-trang-tuc-gian-khi-mang-thai
Chế độ ăn uống góp phần cải thiện tình trạng tức giận khi mang thai

Hạn chế lo lắng và xung đột

Hãy cố gắng hết sức có thể để loại bỏ cảm xúc tức giận và bực bội. Mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp sau nếu cảm thấy đang bị cuốn vào một cuộc xung đột:

  • Dành một vài phút để lấy lại bình tĩnh.
  • Có thể tập trung vào một hoạt động khác (đi bộ, đọc sách, hít thở sâu).
  • Tìm cách giải quyết sau khi mọi cảm xúc được sắp xếp ổn thỏa.

Nắm bắt được sự tức giận

Mẹ bầu có thể lập danh sách các mối quan tâm hoặc bày tỏ cảm xúc vào nhật ký mang thai. Điều này sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng chấp nhận cảm xúc và cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Lên kế hoạch

Lên kế hoạch những hoạt động nên làm nếu như rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi như nghe nhạc, xem phim hài, thiền,… Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể thực hiện ngay để quên đi cảm xúc tiêu cực hiện có, hạn chế những tiến triển xấu hơn.

Tham gia khóa học sinh con

Hiện nay có rất nhiều khóa học sinh con mà mẹ bầu có thể đăng ký tham gia. Những khóa học này sẽ dạy mẹ bầu những cách để giúp cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giải quyết những vấn đề về tinh thần như cáu gắt, tức giận, trầm cảm khi mang thai, stress,…

khoa-hoc-sinh-con-co-the-giup-ich-cho-me-bau-giam-thieu-su-tuc-gian
Khóa học sinh con có thể giúp ích cho mẹ bầu giảm thiểu sự tức giận

Khi nào mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ?

Tức giận là một cảm xúc bình thường khi mang thai mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu tâm trạng thất thường trở nên phổ biến thì có thể tiến triển thành trầm cảm khi mang thai. Đây là 1 tình trạng khá nguy hiểm và cần được thăm khám, điều trị.

Vì vậy, mẹ bầu cần đi khám tại cơ sở y tế ngay nếu thường xuyên tức giận kèm theo các dấu hiệu trầm cảm như:

  • Mệt mỏi triền miên.
  • Có lúc cảm thấy rất thèm ăn, có lúc chẳng muốn ăn gì.
  • Giấc ngủ bị rối loạn, không có cách nào dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Luôn cảm thấy lo lắng, không có cảm giác an toàn.
  • Tâm trạng thay đổi một cách đột ngột, ngay cả mẹ bầu cũng không nhận ra. [3]

Trầm cảm trong và sau khi sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Những suy nghĩ tiêu cực không được giải tỏa, trầm cảm trong và sau sinh không được chữa trị sớm sẽ gây nguy hiểm, thậm chí là cả tính mạng

Hy vọng với những thông tin Aplicaps cung cấp, mẹ bầu đã có lời giải đáp về vấn đề liên quan tới tức giận khi mang thai 3 tháng đầu và có cách giải quyết kịp thời. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề thai kỳ, mẹ hãy gọi điện tới hotline 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại TẠI ĐÂY, các chuyên gia sẽ giải đáp sớm nhất, tận tình nhất.

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Prenatal anger effects on the fetus and neonate. Truy cập ngày 22/9/2022.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12521495/
2 Why You Have Mood Swings During Pregnancy and How to Cope. Truy cập ngày 22/09/2022.
https://www.verywellfamily.com/mood-swings-during-pregnancy-4159590
3 How to Manage Anger During Pregnancy. Truy cập ngày 22/09/2022.
https://momlovesbest.com/anger-during-pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ