9 tháng thai kỳ là khoảng thời gian nhạy cảm, khi sức khỏe mẹ bầu đi xuống, dễ nhạy cảm với tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, lúc này mẹ lại không thể uống thuốc như bình thường. Mỗi loại thuốc mẹ uống vào đều có khả năng làm ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai. Vậy uống thuốc gì dễ bị sảy thai? Dưới đây là 11 nhóm thuốc điều trị bệnh thông thường mà mẹ bầu cần tuyệt đối tránh.
Uống thuốc gì dễ bị sảy thai?
Có 11 nhóm thuốc uống vào dễ bị sảy thai, đó là:
- Thuốc Tây Y: Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc trị mụn.
- Thuốc Đông dược: Thuốc giải cảm, thuốc thanh nhiệt, thuốc bình can tức phong, thuốc ho, thuốc hành khí, thuốc tả hạ.
- Thuốc phá thai: Mifepristone và Misoprostol.
Các nhóm thuốc này tác động lên thai kỳ theo 2 cách:
- Cách 1: Khiến thai nhi ngừng phát triển.
- Cách 2: Tăng co bóp tử cung, đẩy thai ra ngoài.
Trong các phần dưới đây, Aplicaps sẽ giải thích rõ hơn về tác động của các thuốc này lên thai kỳ của mẹ. Đồng thời, gợi ý cho mẹ các biện pháp thay thế phù hợp cho từng loại thuốc.
3 nhóm thuốc Tây Y gây nguy hiểm cho thai kỳ
Thuốc Tây Y thường là các nhóm thuốc điều trị dùng đường uống, được hấp thu trực tiếp từ đường tiêu hóa vào hệ tuần hoàn, nên có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ. 3 nhóm thuốc Tây Y uống vào dễ bị sảy thai nhất bao gồm: Thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAIDs, thuốc kháng sinh và thuốc trị mụn.
Thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAIDs
Thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAIDs không tốt cho bà bầu bao gồm: aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac, celecoxib. Đây là các loại thuốc thường dùng trong các trường hợp hạ sốt, giảm đau cơ, đau đầu, đau khớp, đau bụng kinh và các loại đau khác.
Điều đáng lo ngại đó là, các thuốc này khá phổ biến, nên nhiều bà bầu có thể sử dụng trong giai đoạn sớm của thai kỳ, khi chưa biết mình mang thai.
Tăng nguy cơ sảy thai lên 2 lần
Một nghiên cứu trên 52.000 phụ nữ mang thai ở Canada cho thấy, bà bầu sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAIDs kéo dài trong vòng 1 tháng hoặc lâu hơn, có nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần bà bầu không sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAIDs. [1]
Gây thiếu ối
Thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAIDs được FDA (Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) khuyến nghị không nên dùng trong 20 tuần đầu thai kỳ, bởi nó có thể gây thiếu ối. [2]
Trong 20 tuần đầu, thận của thai nhi chịu trách nhiệm sản xuất phần lớn lượng nước ối cho bào thai. Việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt nhóm NSAIDs có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận, dẫn đến ảnh hưởng đến chức năng sản xuất ối. Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu không may gặp phải, thai kỳ có thể bị đe dọa.
Mặt khác, nước ối còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường phát triển cho phổi, hệ cơ, hệ tiêu hóa của thai nhi phát triển. Đồng thời là lớp đệm lỏng bảo vệ em bé. Do vậy, thiếu ối cũng để lại nhiều tác động không tốt lên sự phát triển của thai nhi.
Giải pháp thay thế
Paracetamol cũng là một loại thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs, là giải pháp thay thế an toàn cho các thuốc kể trên. Paracetamol còn có tên gọi khác là acetaminophen.
Khi mua thuốc giảm đau, mẹ bầu nên kiểm tra thành phần thuốc để biết thuốc mình đang sử dụng có thành phần chính là gì? Có paracetamol (acetaminophen) không? Có các thành phần khác gây hại cho thai nhi hay không.
Đặc biệt, các thuốc giảm đau hiện nay thường phối hợp paracetamol với ibuprofen. Do vậy, mẹ càng nên kiểm tra kỹ thành phần để tránh dùng phải các loại thuốc này.
Thuốc kháng sinh
Các thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ngày nay, kháng sinh được dùng tràn lan trong các trường hợp viêm, từ viêm răng lợi, viêm họng, cho đến ốm sốt, cảm cúm.
Một nghiên cứu trên 182.000 phụ nữ mang thai ở Canada cho thấy, việc sử dụng kháng sinh trong 20 tuần đầu tiên có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ sảy thai. Các kháng sinh này bao gồm các thuốc thuộc nhóm quinolon, tetracyclin, sulfonamid, metronidazole và macrolid (trừ erythromycin). [3]
Trong đó, 2 loại thuốc thường được kê và sử dụng nhiều nhất là azithromycin và ciprofloxacin.
Giải pháp thay thế:
Tuy nhiên, không phải kháng sinh nào cũng gây hại cho thai nhi. Đặc biệt các dòng kháng sinh đầu tay như penicillin và cephalosporin. Ngoài ra, nitrofurantoin cũng thuộc nhóm kháng sinh có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai. Kháng sinh này thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ.
Thuốc trị mụn
Thuốc trị mụn đường uống có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ nhiều hơn thuốc bôi. Các thuốc trị mụn đường uống bao gồm isotretinoin, thuốc nội tiết, thuốc kháng sinh.
Isotretinoin
Isotretinoin là thuốc trị mụn dùng đường uống, thường dùng để trị mụn trứng cá, mụn viêm nặng. Isotretinoin được chống chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, bởi thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Nếu sử dụng thuốc trị mụn nhóm này, cần sử dụng biện pháp tránh thai. [4]
Những nguy cơ mà isotretinoin gây ra cho thai kỳ và thai nhi bao gồm:
- Sảy thai
- Sinh non
- Dị tật bẩm sinh: hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, tai nhỏ, không có tai hoặc điếc, tật mắt nhỏ, hội chứng teo não, khuyết tật ở tuyến ức và tuyến giáp.
- Thiểu năng trí tuệ hoặc khuyết tật trong cuộc sống sau này
Kết luận: Bà bầu không dùng isotretinoin khi đang mang thai.
Thuốc nội tiết
Thuốc nội tiết làm thay đổi nội tiết của thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thuốc kháng sinh nhóm cyclin
Kháng sinh nhóm cyclin hay còn gọi là tetracyclin. Đây là nhóm kháng sinh làm tăng tỷ lệ sảy thai mà Aplicaps đã nhắc đến ở mục trên. Đặc biệt, tetracyclin gây ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của xương và răng, có thể làm biến đổi màu răng vĩnh viễn.
Thuốc bôi trị mụn nhóm retinol
Thuốc bôi trị mụn nhóm retinol có cơ chế tác dụng tương tự isotretinoin. Tuy nhiên, thuốc bôi có nồng độ thấp hơn, lại không đi vào tuần hoàn máu nên không nguy hiểm bằng isotretinoin. Mặc dù vậy, nhóm thuốc này vẫn chống chỉ định, không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Nếu đang mang thai, mẹ không nên sử dụng thuốc bôi trị mụn nhóm retinol. Khi đang sử dụng thuốc này, mẹ cần có sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp. Thông thường, mẹ chỉ nên có kế hoạch có thai sau khi ngừng thuốc ít nhất 1-3 tháng.
3. Vị thuốc Đông dược gây sảy thai
Các vị thuốc Đông dược gây sảy thai là cây thuốc, dược liệu có tác dụng “thông kinh hoạt huyết”. Nghĩa là tác dụng tăng cường lưu thông máu, giải quyết tình trạng máu ứ đọng, làm cơ thể trì trệ, không thể hành kinh.
Các thuốc Đông dược có tác dụng này có thể làm chảy máu khi mang thai, nặng có thể gây bong nhau thai, xuất huyết, cuối cùng gây sảy thai. Do vậy, các vị thuốc dưới đây không nên dùng cho phụ nữ có thai: [5]
Nhóm thuốc Đông dược | Tên vị thuốc |
Thuốc giải biểu |
|
Thuốc thanh nhiệt |
|
Thuốc ho |
|
Thuốc bình can, tức phong, an thần khai khiếu |
|
Thuốc hành khí |
|
Thuốc tả hạ |
|
4. Thuốc phá thai tại nhà
Bên cạnh các nhóm thuốc Đông và Tây Y dùng trong điều trị, thuốc phá thai tại nhà cũng là một trong những nhóm thuốc uống vào dễ bị sảy thai.
2 thuốc được dùng phổ biến trong phá thai là Mifepristone và Misoprostol. Cơ chế hoạt động của 2 loại thuốc này như sau:
- Mifepristone: Ngăn chặn hormone progesterone hình thành – một loại hormone tự nhiên do cơ thể mẹ sản xuất để duy trì sự phát triển thai kỳ. Từ đó, niêm mạc tử cung bị mỏng đi và ngăn không cho phôi thai tiếp tục làm tổ và phát triển.
- Misoprostol: Sau khi sử dụng thuốc Mifepristone, thai nhi sẽ mất đi nguồn cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và tách ra khỏi niêm mạc tử cung. Khi đó, sử dụng thuốc Misoprostol sẽ kích thích các cơn co thắt, khiến tử cung co lại và tống phôi thai ra ngoài theo đường âm đạo.
Bài viết trên đây của Aplicaps tổng hợp 10 nhóm thuốc gây sảy thai mẹ cần lưu ý. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có đáp án đầy đủ cho câu hỏi “Uống thuốc gì dễ bị sảy thai?”. Để được tư vấn thêm về thai kỳ, mẹ hãy đến số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2). Các chuyên gia thai kỳ giàu kinh nghiệm của Aplicaps sẽ hỗ trợ mẹ tận tình.
Chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh và bình an!
Dược sĩ Tú Oanh
Tài liệu tham khảo
↑1 | Some Common Painkillers Linked to Miscarriage Risk. Truy cập ngày 27/10/2022. https://www.webmd.com/baby/news/20110906/some-common-painkillers-linked-to-miscarriage-risk |
---|---|
↑2 | FDA recommends avoiding use of NSAIDs in pregnancy at 20 weeks or later. Truy cập ngày 27/10/2022. https://www.fda.gov/drugs/fda-drug-safety-podcasts/fda-recommends-avoiding-use-nsaids-pregnancy-20-weeks-or-later-because-they-can-result-low-amniotic |
↑3 | Which Antibiotics Should Be Avoided in Early Pregnancy? Truy cập ngày 27/10/2022. https://www.medscape.com/viewarticle/879487 |
↑4 | Isotretinoin and other retinoids during pregnancy. Truy cập ngày 27/10/2022. https://www.marchofdimes.org/pregnancy/isotretinoin-and-other-retinoids-during-pregnancy.aspx# |
↑5 | Những vị thuốc không dùng cho phụ nữ có thai. Truy cập ngày 27/10/2022. https://suckhoedoisong.vn/nhung-vi-thuoc-khong-dung-cho-phu-nu-co-thai-169142959.htm |