Xét nghiệm tiền sản giật cần làm gì? Quy trình chuẩn bộ y tế của bác sĩ viện phụ sản Hà Nội

Các mẹ bầu dù chăm sóc cơ thể cẩn thận nhưng vẫn có thể gặp biến chứng tiền sản giật trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Xét nghiệm tiền sản giật sẽ giúp mẹ và thai nhi tránh khỏi các nguy hiểm của chứng sản giật. Vậy xét nghiệm trước sinh giật gồm những quy trình gì? Khi nào cần xét nghiệm kiểm tra tiền sản giật?

Tại sao phải xét nghiệm tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu cần phải đi kiểm tra tiền sản giật ngay. Các triệu chứng tiền sản giật điển hình như:

  • Huyết áp cao 140/90 mmHg mãn tính hoặc khi mang thai, tiền sản giật tháng cuối.
  • Cơ thể bị phù nề: xuất hiện sớm nhất ở chân, mặt, tay làm khối lượng cơ thể tăng nhanh.
  • Chóng mặt, đau đầu dữ dội.
  • Ít đi tiểu hoặc gần như không đi tiểu.
  • Đau bụng ở phần phía trên bên phải, vị trí của gan.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Có thể có khó thở, đau lưng, đau vai, rối loạn tinh thần và thị giác.

Ở một số trường hợp, giai đoạn tiền sản giật không xuất hiện triệu chứng điển hình nên khó nhận biết. Nhiều trường hợp không phát hiện sớm có thể dẫn đến một số hậu quả khôn lường như: mẹ bầu xuất hiện tình trạng sản giật (cơ thể bị co giật), thai nhi sinh non, chậm phát triển, thiếu dinh dưỡng, hay thậm chí chết lưu trong bụng mẹ.

Phụ nữ mang thai từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi hoặc sau khi sinh đều có thể bị tiền sản giật. Do đó xét nghiệm tiền sản giật là cần thiết để kiểm tra xem mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật hay không. Nếu như xuất hiện nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của thai phụ để kiểm soát và tìm ra phương án phù hợp.

xét nghiệm tiền sản giật ở bà bầu trước 20 tuần thai
Xét nghiệm tiền sản giật là biện pháp tối cần để bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thai nhi

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tiền sản giật

Ngoài các trường hợp xuất hiện triệu chứng trên, các thai phụ có nguy cơ cao bị tiền sản giật cũng cần đi làm xét nghiệm kiểm tra để phát hiện kịp thời. Cụ thể: [1]

  • Thai phụ có độ tuổi quá trẻ: Dưới 20 tuổi hoặc ltrên 40 tuổi.
  • Có tiền sử từng bị tiền sản giật: Phụ nữ đã từng bị tiền sản giật hoặc gia đình có người bị tiền sản giật khi mang thai.
  • Bệnh lý: Tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường, bệnh lý di truyền như lupus ban đỏ…
  • Thai phụ mang đa thai: Sinh đôi hoặc sinh ba lần đầu.

Hiện nay, một số thai phụ chỉ đi siêu âm thai định kỳ nên khó có thể phát hiện sớm chứng tiền sản giật. Để đảm bảo cho an toàn cho bản thân cũng như thai nhi, bác sĩ khuyên tất cả các mẹ bầu nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra khác như: tiền sản giật, tiểu đường, ung thư…

phu-nu-lon-tuoi-nen-xet-nghiem-tien-san-giat
Phụ nữ lớn tuổi cần phải xét nghiệm tiền sản giật trước khi mang thai

Quy trình xét nghiệm tiền sản giật

Chứng tiền sản giật thường xảy ra với phụ nữ mang thai bị cao huyết áp hoặc có bệnh nền liên quan đến tăng huyết áp. Do đó, các mẹ có huyết áp cao hơn 140/90 mmHg cần làm các xét nghiệm tiền sản giật để sớm phát hiện và điều trị.

Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu đi làm xét nghiệm tiền sản giật là 20 tuần đầu của thai kỳ.  Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm các quy trình sau:

Đăng ký thông tin

Trước khi làm các xét nghiệm cụ thể, thai phụ cần phải điền các thông tin cá nhân và chuẩn bị các giấy tờ của lần khám thai gần nhất. Đặc biệt, thai phụ cần kê khai các bệnh nền cũng như các loại thuốc đang sử dụng.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ giúp mẹ bầu đo lường được nhiều chỉ số như:

  • Chỉ số PLGF (proangiogenic protein) liên quan tới điều hòa hệ thống mạch máu của nhau thai. Đây là một protein do nhau thai tiết ra, thường tăng dần trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Khi chỉ số PLGF giảm liên tục hoặc quá ít, mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiền sản giật.
  • Số lượng tiểu cầu liên quan tới hội chứng thiếu máu tan huyết, gây phá hủy các tế bào máu, giảm số lượng tiểu cầu và tăng men gan.
  • Nồng độ acid uric liên quan tới chức năng thải độc của gan.

Thực hiện xét nghiệm máu có thể đánh giá được chức năng hoạt động của gan, thận. Khi số lượng tiểu cầu giảm, hoặc nồng độ acid uric tăng đều là dấu hiệu chẩn đoán tiền sản giật. [2]

Đo huyết áp

Cách tốt nhất để kiểm tra xem mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật hay không là đo huyết áp. Điều này được thực hiện bằng cách đo huyết áp ở cả 2 tay, mỗi tay 2 lần rồi lấy chỉ số huyết áp động mạch trung bình.

Huyết áp động mạch trung bình = (Huyết áp tâm thu (HA tối đa) – Huyết áp tâm trường (HA tối thiểu)/3 + Huyết áp tâm trương

Chỉ số huyết áp động mạch trung bình đặc trưng cho sự lưu thông tuần hoàn trong cơ thể. Huyết áp trung bình ở người bình thường có thể dao động từ 70 – 95mmHg.

xet-nghiem-tien-san-giat-o-benh-vien
Xét nghiệm tiền sản giật kiểm tra xem mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật hay không thông qua các xét nghiệm

Xét nghiệm nước tiểu

Tiền sản giật thường ảnh hưởng đến chức năng của thận. Do đó, xét nghiệm nước tiểu sẽ phản ánh về chức năng lọc của thận. Từ đó, xác định được mức độ nghiệm trọng của tiền sản giật và đưa ra phương án bảo vệ mẹ bầu.

Để thực hiện xét nghiệm, thai phụ cần lấy nước tiểu 24 giờ hoặc mẫu nước tiểu riêng lẻ tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Bình thường, trong quá trình lọc chất thải, thận sẽ cố gắng giữ lại các protein cho cơ thể. Nếu chỉ số protein trong nước tiểu lớn hơn 300 mcg thì chứng tỏ thận đã bị tổn thương, có dấu hiệu hư hỏng.

Siêu âm thai

Khi đi khám định kỳ, bác sĩ sẽ luôn đề nghị siêu âm thai để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của em bé. Siêu âm thai giúp bác sĩ ước tính cân nặng của em bé, lượng chất lỏng trong tử cung (nước ối) và đo được trở kháng động mạch tử cung.

Động mạch tử cung có vai trò quan trọng trong việc trao đổi oxy và chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi. Đo trở kháng động mạch tử cung sẽ phản ánh sự cản trở lưu thông máu từ mẹ tới mẹ. Do vậy, khi trở kháng động mạch tử cung tăng, mẹ bầu sẽ có nguy cơ cao bị tiền sản giật, làm hạn chế sự phát triển của thai nhi.

Đo nhịp tim thai

Khi xét nghiệm tiền sản giật, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ tiến hành đo tim thai. Quy trình bao gồm: đo nhịp tim thai, sự co giãn ở tử cung và mẹ có thể cảm nhận được cử động của thai nhi. Từ đó, kiểm tra được em bé có phát triển tốt và nhận đủ oxy từ mẹ không.

Các xét nghiệm tiền sản giật trước mang thai đều được thực hiện đảm bảo an toàn, không gây đau đớn và không có tính xâm lấn (không chọc ối, không gây bất cứ ảnh hưởng nào cho thai nhi). Kết quả xét nghiệm thông thường sẽ được thông báo đến thai phụ sau 4-5 ngày kiểm tra.

Tổng kết trả kết quả

Sau khi thực hiện các xét nghiệm ở trên thì bác sĩ sẽ dữa vào kết quả của từng xét nghiệm mà đưa ra kết luận về nguy cơ mắc tiền sản giật ở bà bầu. Bà bầu cần có một sự chuẩn bị về tâm lý dù có bất kỳ kết quả nào xảy ra.

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, cân nặng đạt chuẩn thì ngoài 1 chế độ ăn đầy đủ thì việc bổ sung vi chất qua viên uống là điều hết sức cần thiết. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên Phó trưởng khoa Bệnh viện Phụ sản Trung Ương khuyên mẹ nên bổ sung bộ 3 Aplicaps:

  • Vitamin tổng hợp Aplicaps Befoma bổ sung sắt, axit folic cùng 16 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho thai kỳ.
  • Canxi Aplicaps Menacal bổ sung canxi, kết hợp với vitamin D3 & K2 cùng các khoáng tố giúp tối ưu hóa hấp thu canxi.
  • DHA Aplicaps Hymega bổ sung DHA, EPA cùng vitamin E, cho con thông minh lanh lợi.

Bộ 3 aplicaps

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết cho mẹ bầu về quy trình cụ thể xét nghiệm tiền sản giật. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho mẹ bầu và thai nhi.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy gọi đến số hotline 1900 636 985 của Aplicaps Việt Nam để được các chuyên gia giải đáp và tư vấn ngay nhé! Chúc mẹ bầu và thai nhi mạnh khỏe và bình an!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Preeclampsia: Causes, Diagnosis, and Treatments. Truy cập ngày 13/5/2022.
https://www.healthline.com/health/preeclampsia
2 Preeclampsia. Truy cập ngày 13/05/2022.
https://www.webmd.com/baby/preeclampsia-eclampsia

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ