xuong-mau-chan-bao-lau-thi-de

Bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ? Điều mẹ cần biết

Bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?” có lẽ là thắc mắc của nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu, Aplicaps sẽ cung cấp đầy đủ thông tin trong bài viết dưới đây.

Bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?

Theo kinh nghiệm dân gian, các mẹ truyền tai nhau rằng khi xuống máu chân hay phù chân là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần cho quá trình sinh nở của mình. Đặc biệt, mẹ sẽ xảy ra quá trình chuyển dạ sau 1-2 tuần từ khi xuống máu chân khoảng 3 lần trong tuần thai từ 36 đến 40.

Tuy nhiên, xuống máu chân là dấu hiệu sắp sinh chỉ là quan niệm dân gian và dựa vào kinh nghiệm của các mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu xuống máu chân nhưng không có dấu hiệu chuyển dạ. Cũng trong trường hợp mẹ bầu trải qua quá trình sinh nở nhưng không gặp phải tình trạng xuống máu chân.

Vì vậy, để xác định được “xuống máu chân bao lâu thì đẻ?” thì mẹ bầu cần dựa vào một số dấu hiệu kèm theo sau:

  • Tần suất các cơn gò xảy ra ngày càng nhiều với cường độ cao.
  • Vỡ ối hoặc xuất hiện máu báo.
  • Mẹ bầu cảm nhận thấy khung xương chậu được mở rộng.
  • Thai nhi tụt xuống dưới sâu hơn.
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường.

Nếu mẹ không xuất hiện những dấu hiệu trên kèm theo tình trạng xuống máu chân thì cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

phu-chan-khi-mang-thai
Chuyển dạ thường xảy ra sau 1-2 tuần sau khi xuống máu chân khoảng 3 lần

Nguyên nhân xuống máu chân ở bà bầu

Không chỉ thắc mắc về “Bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?”, nhiều mẹ bầu còn muốn biết lý do dẫn đến tình trạng này. Theo chuyên gia, mẹ bầu bị xuống máu chân có thể do các nguyên nhân sau:

  • Tăng lượng máu khi mang thai: Trong thai kỳ, lượng chất lỏng và máu trong cơ thể mẹ tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi và thông thường sẽ tăng lên 50%. Điều này làm cho tĩnh mạch giãn ra, khiến cho máu dồn xuống chân nhiều hơn, gây ra tình trạng phù chân khi mang thai. [1]
  • Sự phát triển của thai nhi: Qua từng ngày, thai nhi ngày càng tăng trưởng về kích thước, đặc biệt những ngày cuối thai kỳ. Đồng thời, tử cung cũng lớn hơn gây chèn ép lên các tĩnh mạch chủ dưới. Điều này gây cản trở quá trình vận chuyển máu từ chi dưới trở về tim, gây sưng phù ở chân.
  • Sự thay đổi của hormone: Hormon thay đổi trong thai kỳ là vấn đề không thể tránh khỏi ở mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Sự thay đổi của hormon có thể khiến cho các tích mạch mềm hơn, gây khó khăn cho quá trình vận chuyển máu từ chi dưới lên tim. Điều này là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng xuống máu chân ở bà bầu.
thay-doi-hormone-trong-thai-ky
Thay đổi hormone trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây xuống máu chân

Bà bầu xuống máu chân có nguy hiểm không?

Thông thường, hiện tượng xuống máu chân không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, phù chân khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và gây cản trở một số hoạt động hàng ngày. Dấu hiệu này thường mất đi sau khi mẹ sinh em bé.

Tuy nhiên, xuống máu chân khi mang thai có thể gây ra một số vấn đề mà mẹ bầu cần lưu ý:

  • Gây áp lực lên thận: Bởi mẹ bầu bị xuống máu chân thì lượng chất lỏng trong cơ thể mẹ cũng tăng lên. Điều này khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để xử lý phần chất lỏng và cung cấp đủ nước cho các bộ phận của cơ thể.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động của tim: Các tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng phù chân khi mang thai. Điều này khiến cho quá trình lưu thông máu từ chân về tim bị cản trở, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
  • Dấu hiệu tiền sản giật: Thông thường, tình trạng phù chân xảy ra chủ yếu vào 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu gặp phải tình trạng này vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo tiền sản giật.

Để được tư vấn và chẩn đoán cụ thể hơn về tình trạng máu xuống chân, mẹ hãy để lại thông tin liên hệ của mình vào form dưới đây. Chuyên gia thai kỳ của Aplicaps luôn sẵn lòng dành thời gian tư vấnhướng dẫn mẹ cải thiện tình trạng nhanh chóng.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Cách chữa xuống máu chân cho bà bầu

Nếu mẹ đang gặp phải hiện tượng xuống máu chân khi mang thai, hãy tham khảo ngay một số phương pháp cải thiện dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu giảm tình trạng xuống máu chân mà còn đảm bảo dưỡng chất nuôi thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, và kali trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, mẹ cần hạn chế các món ăn quá mặn vì muốn có thể gây dự trữ nước trong cơ thể.

me-bau-can-co-mot-che-do-dinh-duong-day-du
Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để hạn chế xuống máu chân 

Uống đủ nước

Trong một số trường hợp, mẹ bầu nghĩ rằng uống nhiều nước sẽ khiến tình trạng phù chân trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lệch. Bởi uống nhiều nước trong thai kỳ giúp đào thải các độc tố trong cơ thể mẹ ra ngoài. Đồng thời cải thiện tình trạng tích lũy chất lỏng gây phù chân khi mang thai. [2]

Tập thể dục thường xuyên

Không chỉ giúp giảm tình trạng sưng phù, tập thể dụng thường xuyên còn giúp mẹ bầu có một sức khỏe dẻo dai để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới. Một số hoạt động thể dục, thể thao như yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội,… có thể giúp máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời, mẹ bầu bị sưng phù chân cần hạn chế đứng quá lâu, liên tục và nên sử dụng những đôi giày thoải mái. [3]

Tư thế ngủ

Nằm ngủ nghiêng bên trái là một tư thế giúp giảm sự chèn ép của tử cung lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, mẹ bầu có thể kê thêm một chiếc gối dưới chân khi nằm hoặc ngồi để giúp máu lưu thông xuống chân dễ dàng hơn. Từ đó, cải thiện được tình trạng phù chân ở mẹ bầu.

Massage chân

Massage chân là biện pháp mà hầu như mẹ bầu nào cũng áp dụng trong thời kỳ mang thai. Bởi biện pháp này có thể giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bớt những cơn đau, khó chịu. “Bụng to” khiến mẹ khó khăn trong quá trình tự massage. Vì vậy, để thực hiện massage chân, mẹ bầu có thể đến các spa hoặc nhờ chồng của mình.

Cách massage chân rất đơn giản, chỉ cần xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn. Sau đó, gập bàn chân lại sao cho vuông góc với cẳng chân, rồi tiếp tục massage các ngón chân theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại mỗi bên từ 5 – 10 phút mỗi lần và mỗi ngày mẹ nên thực hiện từ 2- 3 lần.

massage-chan
Massage chân là biện pháp được nhiều mẹ bầu áp dụng

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho mẹ về câu hỏi “Xuống máu chân bao lâu thì đẻ?” cùng với những giải pháp cải thiện tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề thai kỳ, mẹ hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại ĐÂY để được chuyên gia sức khỏe tư vấn nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Remedies for swollen feet during pregnancy. Truy cập ngày 07/08/2022.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-feet-pregnancy
2 Can Pregnant Women Do Anything to Reduce or Prevent Swollen Ankles?. Truy cập ngày 07/08/2022.
https://kidshealth.org/en/parents/ankles.html
3 13 Home Remedies for Swollen Feet During Pregnancy. Truy cập ngày 07/08/2022.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/swollen-feet-during-pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ