1. IUI lần 1 không đậu phải làm sao ạ?
IUI lần 1 không đậu là bình thường. Bởi vì tỉ lệ thành công của IUI là 20-25%.
2. Chậm kinh 6 ngày, siêu âm không thấy phải làm gì?
Bạn cần đi thử Beta để kiểm tra nồng độ Beta-HCG trong máu là bao nhiêu, có tăng cao không. Nếu tăng hơn so với bình thường (trên 5) thì được coi là có thai và tiếp tục theo dõi. Nếu chậm kinh 6 ngày mà chưa siêu âm thấy gì thì cũng không đáng lo. Tuy nhiên cũng cần phải theo dõi sát vì có thể có thai ngoài tử cung nên siêu âm chưa thấy gì.
3. 29 tuần 1kg có sao không?
Thai nhi đã 29 tuần nhưng chỉ được 1kg là nhẹ cân.
4. Thai 31 tuần, bụng bị trượt và đau bụng dưới có sao không?
31 tuần bụng đã bắt đầu xuống và có những cơn gò sinh lý. Bạn theo dõi nếu những cơn gò thưa thì không có vấn đề gì.
5. Sau chuyển phôi 5 ngày ra ít dịch hồng có sao không?
Tình trạng này không gây vấn đề gì. Bạn cần tiếp tục dùng thuốc nội tiết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
6. Tử cung ngả sau có ảnh hưởng gì không?
Thực tế, tử cung ngả trước hay ngả sau không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi. Các mẹ không nên quá quan tâm về vấn đề đó.
7. Bao nhiêu tuần tiêm được uốn ván?
Sớm nhất là 24 tuần thì tiêm uốn ván. Sau tiêm uốn ván mũi 1 thì 4 tuần sau tiêm tiếp tục mũi 2.
8. Viêm lộ tuyến khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Viêm lộ tuyến khi mang thai thường không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đến 80% phụ nữ khi mang thai bị viêm lộ tuyến. Lộ tuyến gây vấn đề tăng tiết dịch dẫn đến tình trạng viêm bởi dịch đó. Khi có thai, nội tiết thay đổi và dễ dẫn đến tình trạng viêm hơn. Và lúc này sẽ khó điều trị hơn rất nhiều.
9. Tụ dịch màng nuôi 15mm ở tuần thứ 8 có làm sao không?
Ở tuần thứ 8 tụ dịch màng nuôi có 2 kiểu:
- Tụ dịch màng nuôi sinh lý: Thường sẽ tự hết.
- Tụ dịch màng nuôi bệnh lý: Cần đi kiểm tra thêm.
Do đó, bạn cần kiểm tra thêm. Tuy nhiên tụ dịch màng nuôi có thể là một yếu tố dọa sảy. Nên mẹ cần lưu ý thêm
10. Mang thai 18 tuần thường xuyên chóng mặt có phải bị thiếu máu không?
Chóng mặt là 1 trong những biểu hiện của thiếu sắt. Bạn nên bổ sung thêm sắt.
11. Chồng em xét nghiệm gen có kết quả tăng vùng dị nhiễm sắc thể số 1 nhánh dài?
NST số 1 được coi là NST to nhất trong bộ NST của cơ thể. Những vật liệu, thông tin di truyền trên NST số 1 không quá là nhiều. Hơn nữa chỉ một mình chồng có NST đó nên bạn không cần lo lắng quá.
12. Protein trong nước tiểu 0,3g/l ở tuần thứ 12 có đáng lo về tiền sản giật không?
Tuần thứ 12 chưa nói lên được vấn đề tiền sản giật, cần theo dõi thêm. Tuy nhiên có protein niệu sẽ là một yếu tố cần phải theo dõi và đánh giá sát sao hơn.
13. Thai nhi 29 tuần ít đạp có sao không?
Em bé đạp ít là bao nhiêu? Điều này mới dựa vào đánh giá chủ quan của bạn. Bạn cần xem trong 2 tiếng em bé đạp bao nhiêu lần. Trong 2 tiếng cần có ít nhất 4 lần đạp.
14. Thai nhi 32 tuần ngày đạp 20 lần có được không?
Thai 32 tuần đạp 20 lần là bình thường. Càng về buổi tối, số lần thai nhi đạp càng tăng.
15. Thai 29 tuần bị dây nhau cuốn cổ 1 vòng có sao không?
Thai 29 tuần em bé cựa quậy và quay nhiều nên cuốn cổ là bình thường. Sau đó em bé sẽ lộn ngược trở lại nên không sao.
16. 34 tuần bị gò cứng bụng khó thở có sao không?
Bạn cần các định một ngày có bao nhiêu cơn gò và khoảng thời gian gò bao nhiêu. Nếu số cơn gò và thời gian gò càng kéo dài thì nên vào viện để kiểm tra monitor.
17. Chồng tinh trùng dị dạng 1% có cách nào cải thiện không?
Tình trạng thai lưu sớm trong những tuần đầu đa phần nguyên nhân từ tinh trùng. Ở trường hợp chồng bạn, tinh trùng dị dạng 1% là bình thường. Trước khi có biện pháp cải thiện, cần làm các xét nghiệm nội tiết để kiểm tra các hormon nội tiết tố như thế nào, ví dụ hormon FSH, LH, testosterone,… Từ đó có hướng giải quyết sao cho phù hợp. Nếu chỉ số dị dạng chỉ 1%, khả năng cải thiện rất cao.
18. Thai 20 tuần mới xét nghiệm NIPT được không?
Làm NIPT ở 20 tuần không có giá trị nhiều. NIPT nên được làm trong 9-14 tuần.
19. Bầu 13 tuần nhưng bụng hay lâm râm, căng cứng khó chịu có phải dư sắt không?
Bụng hay lâm râm không liên quan đến vấn đề dư sắt. Dư sắt bạn cũng không cần lo lắng quá, có thể điều chỉnh bằng cách giảm bớt lượng sắt bổ sung vào cơ thể. Bụng bạn lâm râm hãy xem xét xem:
- Có ăn gì lạ không, có rối loạn tiêu hóa không.
- Đi khám thai xem có bất thường gì về thai không. Nếu không có có thể sử dụng thuốc giảm co.
20. Đau lưng kèm theo dịch vàng và đi tiểu buốt phải làm sao?
Tiểu buốt và ra dịch vàng cần phải đi khám xem có viêm nhiễm âm đạo hay có bị viêm đường tiết niệu không.
21. Thai 34 tuần, em bé không đạp mạnh như trước có sao không?
34 tuần thì không gian tử cung tương đối hẹp, những cử động của em bé sẽ bị hạn chế. Do đó những cú đạp nhẹ hơn. Nếu em bé vẫn đạp đều thì bạn không nên lo lắng quá.
22. Thai 12 tuần xét nghiệm NIF gói nào?
Có 3 gói cơ bản nhất về NIF:
- NIF 3 bộ NST (13, 18, 21).
- NIF 23 NST.
- NIF 23 plus.
23. Kích thước tử cung 2×43 có nhỏ không?
Kích thước tử cung cần đánh giá theo 3 chiều. Theo 2 chiều chưa thể đánh giá được.
24. Thai 12 tuần xét nghiệm bị antiphospholipid có sao không?
Antiphospholipid là hội chứng làm tăng các yếu tố về đông máu, khiến máu khó truyền đến thai nhi. Hội chứng này hoàn toàn có thể sử dụng thuốc chống đông.
25. Bầu 5 tuần nang ở buồng trứng trái có sao không?
Có thể đó là một nang hoàng thể. Bản thân nang hoàng thể là trứng đã tạo ra thai. Nang hoàng thể chính là nang nội tiết, tiết ra nội tiết nuôi thai cho đến 12 tuần. Do đó không ảnh hưởng gì đến cơ thể.
26. Em bị bất thường NST số 9 có sao không?
Bất thường NST 9 thường liên quan đến sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong đó nặng nề nhất là bất thường 3 NST số 9 (trisomy 9). Bất thường về 3 NST số 9 thường gây chết thai, nếu trẻ sống thì ở thể khảm, thai nhi chậm phát triển, dị dạng xương, thận, hệ tiết niệu, bộ phận sinh dục, nếp da bất thường ở lòng bàn tay, dị dạng bàng quang,…
Tuy nhiên những bất thường nhỏ thì liên quan đến vấn đề sảy thai trong 3 tháng đầu.
27. Bầu 4 tuần bị covid có sao không?
4 tuần bị covid không có ảnh hưởng gì quá. Covid thường ảnh hưởng đến thai to nhiều hơn, hay gây ra tình trạng nhồi máu nhau thai và dẫn đến mất tim thai.
28. Bầu lần 2 trên vết mổ cũ mổ chủ động được không?
Chắc chắn bạn sẽ phải mổ chủ động. Bầu trên vết mổ cũ có rất nhiều yếu tố nguy cơ.
29. Bầu 22 tuần đau lưng nhiều có cách nào cải thiện không?
Tình trạng này có khả năng bạn đang thiếu canxi. Nên bổ sung thêm canxi để giảm thiểu tình trạng đau xương, đau lưng.
Canxi Aplicaps Menacal được khuyên dùng. Canxi được bổ sung thêm D3K2 tối ưu hóa sự hấp thu canxi từ thành ruột vào máu và đến hệ xương.
30. Buồng trứng đa nang quan hệ có dễ đậu không?
Cần phải có trứng lớn mới dễ đậu thai. Nhưng buồng trứng đa nang thường khó có trứng lớn hơn.
31. Thai 30 tuần tiêm lovenox hằng ngày có tiêm được uốn ván không?
Bạn hoàn toàn có thể tiêm được uốn ván, không có vấn đề gì cả. Thai 30 tuần cũng chuẩn bị ngừng tiêm lovenox bởi vì tiêm kéo dài lúc để có yếu tố nguy cơ là băng huyết. Bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ.
32. Từ tuần bao nhiêu có thể tiêm được uốn ván?
Từ tuần thứ 24 có thể bắt đầu tiêm uốn ván.
33. Thai 39 tuần, sắp 40 tuần mà không đau có mổ chủ động không?
Bạn cần phải chủ động đẻ. Em bé thai già tháng sẽ có nhiều yếu tố nguy cơ:
- Cạn ối.
- Phân su: Em bé hít phân su vào phổi và có thể viêm phổi.
- Suy thai.
- Tử vong thai.
34. Thai ngoài tử cung mổ nội soi bao lâu thì mang thai lại được?
Tốt nhất nên dành thời gian để hồi phục. Hãy nghỉ ngơi ít nhất 3 tháng.
35. Chụp tử cung vòi trứng, nội soi buồng tử cung xong bị chảy máu có sao không?
Một số trường hợp sẽ bị chảy máu. Chảy máu một chút thì không gây ra vấn đề gì cả. Thực tế, nội soi buồng xong sẽ bị chảy máu một chút.
36. Buồng trứng đa nang có kích trứng được không?
Buồng trứng đa nang hoàn toàn có thể kích trứng được. Tuy nhiên, buồng trứng đa nang kích sẽ khó hơn.
37. Beta 1400, thai chưa vào tử cung có sao không?
Thông thường 1400 siêu âm thấy rồi. Bạn cần theo dõi sát xem có đau bụng ra máu không. Hiện tại đang nghi ngờ có thể có thai ngoài.
38. Bé đầu bị suy thai phải mổ, bé tiếp theo đẻ thường được không?
Trong trường hợp thai nhi phát triển bình thường thì hoàn toàn có thể đẻ thường được.