chỉ số đường kính lưỡng đỉnh theo tuần thai

Bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai nhi theo tuần và công thức tính

Trong siêu âm thai, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh được sử dụng để đánh giá sự phát triển của em bé. Qua đó, bác sĩ có thể tính toán tuổi thai và cân nặng của thai nhi. Vậy chỉ số đường kính lưỡng đỉnh theo tuần thai của trẻ phát triển bình thường là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan. Mời mẹ theo dõi cùng Aplicaps.

Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh, viết tắt là BDP (tên tiếng anh là Biparietal diameter). Đây là đường kính lớn nhất khi đo mặt cắt hộp sọ của thai nhi. Hiểu đơn giản thì đây là đường lớn nhất tính từ trán ra sau gáy của em bé hoặc đường kính đầu lớn nhất. [1]

chỉ số đường kính lưỡng đỉnh trong siêu âm thai
Hình ảnh siêu âm hiển thị chỉ số BPD của thai nhi

Thông qua chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, bác sĩ có thể ước lượng được tuổi thai, trọng lượng thai hoặc đánh giá quá trình phát triển của thai nhi. Đơn vị đo thường dùng là mm hoặc cm.

Nhiều bà bầu bị nhầm đường kính lưỡng đỉnh (BPD) với chu vi vòng đầu (HC). Tuy nhiên, đường kính lưỡng đỉnh và chu vi vòng đầu là hai chỉ số hoàn toàn khác nhau. Chu vi đầu là chu vi vòng tròn quanh đầu của em bé. Trong khi đó, đường kính lưỡng đính lại là khoảng cách từ trán đến gáy. Mẹ có thể hình dung hai khái niệm này như đường kính và chu vi của hình tròn.

chỉ số chu vi vòng đầu trong siêu âm thai
Hình ảnh siêu âm cho chu vi vòng đầu của thai nhi

Bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai nhi theo tuần

Thông thường, thai phụ được khuyến cáo đo đường kính lưỡng đỉnh khi em bé đạt 13 – 20 tuần tuổi. Bởi lúc này, thông số đo được có sai số thấp nhất, khoảng 10 ngày. Còn nếu đo BPD khi thai chưa được 12 tuần hoặc trên 26 tuần thì mức độ phát triển thai rất chậm hoặc rất nhanh dẫn đến sai lệch lớn, thậm chí sai số có thể lên đến 3 tuần.

Trung bình, sau mỗi tuần thai, đường bình lưỡng đỉnh của em bé tăng khoảng 2,0 – 3,5mm. Dưới đây là bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh theo tuần thai tiêu chuẩn, sử dụng theo công thức Hadlock. Đây cũng là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ngày nay:

Tuần thai BPD (mm)
13 21
14 25
15 29
16 32,3
16,5 34,2
17 36
17,5 27,7
18 39,5
18,5 41,3
19 43
19,5 44,7
20 46,4
20,5 48,1
23 56,2
23,5 57,8
24 59,3
24,5 60,8
25 62,3
25,5 63,8
26 65,3
27 68,1
27,5 69,5
28 70,8
28,5 72,2
29 73,5
29,5 74,7
30 76,0
30,5 77,2
31 78,4
31,5 79,6
32 80,7
32,5 81,9
33 82,9
33,5 84,0
34 85
34,5 86
35 87
35,5 87,9
36 88,8
36,5 89,7
37 90,5
37,5 91,3
38 92,1
38,5 92,8
39 93,5
39,5 94,2
40 94,8
40,5 95,4
41 95,9
41,5 96,5
42 96,9
chỉ số đường kính lưỡng đỉnh theo tuần thai
Hình ảnh giấy siêu âm có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh (BPD)

Cách tính cân nặng và tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh

Thông qua đường kính lưỡng đỉnh, thai phụ có thể tính được cân nặng và tuổi thai tương ứng. Dưới đây là công thức tính và ví dụ chi tiết, giúp mẹ dễ dàng áp dụng tại nhà.

Cách tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh

Có 2 cách để tính tuổi thai thông qua đường kính lưỡng đỉnh:

  • Cách 1: Đối chiếu theo bảng BPD tiêu chuẩn phía trên. Là cách đơn giản nhất.
  • Cách 2: Sử dụng công thức tính số tuần tuổi theo BPD. Cách này thường được dùng khi chiều dài đầu mông CRL > 84mm khi việc tính tuổi thai bằng CRL không còn chính xác. Cách tính như sau:
BPD (cm) Tuổi thai (tuần)
2x BPD x 4 + 5
3x BPD x 4 + 3
4x BPD x 4 + 2
5x BPD x 4 + 1
(6x – 9x) BPD x 4

Ví dụ: Đường kính lưỡng đỉnh đo được bằng 3,1cm. Vậy tuổi thai được tính bằng công thức của 3x:

Tuổi thai (tuần) = BPD x 4 + 3 = 3,1 x 4 + 3 = 15,4 tuần.

Tức là thai nhi lúc này được khoảng 15 tuần 3 ngày.

Cách tính cân nặng thai nhi theo đường kính lưỡng đỉnh

Đường kính lưỡng đỉnh còn được sử dụng để tính cân nặng thai nhi (EFW). Có 2 cách có thể áp dụng như sau:

Công thức 1: EFW(g) = [BPD(mm) – 60] x 100

Ví dụ: BPD = 94mm, cân nặng thai nhi = (94 – 60) x 100 = 3400g = 3,4kg.

Công thức 2: EFW(g) = BPD(mm) x 88,69 – 5062

Ví dụ: BPD = 94mm, cân nặng thai nhi = 94 x 88,69 – 5062 = 3274,86g = 3,2kg.

Đường kính lưỡng đỉnh to hơn hoặc nhỏ hơn tuổi thai có sao không?

Nếu khi siêu âm, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh không giống bảng tiêu chuẩn, thai phụ được khuyến nghị đo thêm một lần nữa và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai số.

Đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn tuổi thai có sao không?

Đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn tuổi thai được biểu hiện bằng tình trạng phần đầu thai nhi rất lớn. Điều này khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn, đặc biệt đối với thai phụ lần đầu mang thai. Những trường hợp này thường được lựa chọn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi.

Nguyên nhân đường kính lưỡng đỉnh to có thể do tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, nếu có dấu hiệu BPD của trẻ lớn hơn bình thường, mẹ nên hạn chế sử dụng đường hoặc thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) cao. [2]

Đọc thêm:

Nguyên nhân đường kính lưỡng đỉnh nhỏ

Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị chậm phát triển hoặc bị chèn ép khi nằm trong tử cung. Ngoài ra, BPD nhỏ có thể liên quan đến các yếu tố khác như:

  • Vấn đề gen di truyền.
  • Dị tật bẩm sinh (ví dụ chứng đầu nhỏ).
  • Tăng huyết áp khi mang thai.
  • Nhiễm trùng (ví dụ virus Zika).
  • Sử dụng ma túy, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác trong thời gian mang thai.
  • Tác dụng phụ của thuốc kê đơn.
nguyên nhân đường kính lưỡng đỉnh nhỏ
Trẻ có đường kính lưỡng đỉnh nhỏ sau khi sinh

Chứng đầu nhỏ là triệu chứng điển hình của thai phụ bị nhiễm trùng virus Zika. Em bé bị chứng đầu nhỏ chậm phát triển hơn trẻ bình thường, trí tuệ suy giảm, gặp các vấn đề về vận động, sức khỏe hoặc thị lực. Vì vậy, nếu đường kính lưỡng đỉnh quá nhỏ thì mẹ nên xét nghiệm di truyền, dị tật để tìm ra cách giải quyết phù hợp với thai nhi. [3]

Như vậy, thông qua chỉ số đường kính lưỡng đỉnh theo tuần thai, mẹ có thể tính được tuổi thai, cân nặng hoặc phát hiện bất thường ở thai nhi nếu thông số đo được bị lệch chuẩn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chỉ số này hoặc các vấn đề thai kỳ khác, mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé! 

Aplicaps chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

Xem thêm: Siêu âm thấy độ mờ da dày 1.5mm? Có phải bình thường không? Tư vấn chi tiết

Dược sĩ Tú Oanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Biparietal diameter. Ngày truy cập: 6/12/2022.
https://www.sciencedirect.com/topics/nursing-and-health-professions/biparietal-distance
2 Fetal biparietal diameter as a potential risk factor for prolonged second stage of labor: A retrospective observational cohort study. Ngày truy cập: 6/12/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7529230/
3 Small biparietal diameter of fetuses with spina bifida: implications for antenatal screening. Ngày truy cập: 6/12/2022.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7387924/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ