Lạc nội mạc tử cung là tế bào niêm mạc tử cung lạc chỗ và phát triển ở vị trí khác ngoài buồng tử cung. Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng có thai.
Dấu hiệu và chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
Các triệu chứng tùy thuộc vào vị trí của khối lạc nội mạc tử cung. 3 triệu chứng điển hình là:
- Thống kinh: Đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh, chiếm đến 90% ở các trường hợp.
- Giao hợp đau.
- Vô sinh.
- Ngoài ra: bí tiểu, đau khi đại tiện,…
Mức độ của các triệu chứng không liên quan đến giai đoạn bệnh.
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung:
- Siêu âm với những khối mạc ở buồng trứng hoặc cơ tử cung.
- Những vị trí khó phát hiện ra: sinh thiết, nội soi qua ổ bụng, các phương pháp khác.
Tỉ lệ lạc nội mạc tử cung gặp khoảng 6-10% phụ nữ và khoảng 25-50% lạc nội mạc tử cung gặp vấn đề vô sinh, hiếm muộn. 75-85% bệnh nhân bị đau bụng ở thời điểm kinh nguyệt.
Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung
Chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra lạc nội mạc tử cung. Nguyên nhân có thể là các tế bào nội mạc di chuyển từ buồng tử cung và bám dính vào các tế bào ngoài tử cung trong kỳ kinh nguyệt. Phổ biến là các dòng kinh chảy ngược, máu kinh đi ngược trở lại, đi vào tử cung, buồng trứng, ổ bụng và bám vào đó.
Ngoài ra, cũng có thể do quá trình dị sản trong cơ thể. Các biểu mô trong khoang cơ thể có sự bất thường trong phân chia và chuyển hóa thành tế bào giống với tế bào nội mạc tử cung.
Điều trị lạc nội mạc tử cung
Nguyên tắc điều trị lạc nội mạc tử cung là chỉ nên điều trị khi có triệu chứng đau, vô sinh hoặc cả hai. Bình thường nếu không có triệu chứng sẽ không nhất thiết phải điều trị.
Mục tiêu: Giảm đau, giảm mức độ tiến triển, tái phát của bệnh; điều trị vô sinh, chậm có con.
Lựa chọn phương pháp: Ưu tiên ít xâm lấn, có hiệu quả và ít nguy cơ lâu dài nhất. Điều trị cần dựa trên mục tiêu và mục đích.
Sử dụng thuốc
Đây là phương pháp nội khoa và không có nhiều người được chỉ định sử dụng. Các bác sĩ sẽ ưu tiên phẫu thuật hơn là điều trị nội khoa. Thuốc sẽ ức chế sự phát triển của khối lạc nội mạc tử cung mặc dù đã được chứng minh nhưng đa phần vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, thuốc vẫn chưa sử dụng rộng rãi.
Niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt dài lên, nội tiết thiếu hụt khiến lớp niêm mạc bong ra và gây ra kinh. Lạc nội mạc cũng chịu tác động của nội tiết như vậy. Các thuốc ức chế buồng trứng, ức chế sự phát triển và hoạt động của lạc nội mạc. Các thuốc thường sử dụng là thuốc tránh thai phối hợp liên tục, progestin đơn thuần, chất chủ vận và đối kháng với hormon giải phóng RH, danazol (được sử dụng nhiều hơn).
Ưu điểm: Không phải phẫu thuật và mổ.
Nhược điểm: Trong thời gian sử dụng thuốc không mang thai được.
Phẫu thuật
Trong trường hợp: đau vùng chậu, không đáp ứng với điều trị nội khoa. Trường hợp cấp như phần phụ cấp (xoắn, vỡ nang), lạc nội mạc tử cung sâu gây thâm nhiễm vào ruột, bàng quang, niệu quản,… Thông thường, mọi người thường lựa chọn phẫu thuật nội soi: không mổ mở, hồi phục nhanh,…
Mặc dù phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất nhưng vẫn còn có tỉ lệ tái phát. Nguyên nhân là do chỉ cần 1 tế bào, lạc nội mạc vẫn tiếp tục có thể phát triển được. Nếu phẫu thuật cắt toàn bộ khối sẽ triệt để nhất nhưng không phải ai cũng có thể cắt toàn bộ đi được. Với buồng trứng có lạc nội mạc tử cung, khối lạc nội mạc tử cung vẫn còn tổ chức lành và vẫn còn giá trị cho việc có thai chỉ là khối đó to quá. Do đó, phẫu thuật chỉ là bóc tách khối lạc nội mạc đi chứ không phải cắt buồng trứng.
Hỏi – đáp
1. Lạc nội mạc tử cung kích thước 72 x 42 có sao không?
Kích thước này tương đối to. Nếu trong trường hợp ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày như đau, chèn ép, tức bụng,… tốt nhất nên can thiệp. Tuy nhiên cần đánh giá xem còn nhu cầu có thai không. Nếu ảnh hưởng đến cuộc sống cân nhắc chưa phẫu thuật vội và cần nhanh chóng có con.
2. Lạc nội mạc 37 x 25 có coi là nhỏ hay to?
Kích thước này có chỉ định để phẫu thuật. Tuy nhiên bạn cũng cần xem nhu cầu và mong muốn của mình nữa.
3. Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến khả năng có thai không?
Có ảnh hưởng đến khả năng có thai. Tại vì nó làm cho nang trứng và chất lượng trứng cực kỳ kém. Bên cạnh đó, bạn sẽ rất đau khi đến chu kỳ kinh và khi quan hệ. Bạn sẽ có 1 phản xạ sợ quan hệ và ảnh hưởng đến khả năng có thai.
4. Lạc nội mạc tử cung phải mổ hoặc nút mạch ạ?
Nút mạch chỉ được áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể. Ví dụ lạc nội mạc tử cung trong cơ: nếu nút mạch thì tử cung cũng sẽ hỏng. Do đó tùy thuộc vào vị trí để cân nhắc.
5. Lạc nội mạc tử cung, chồng bình thường có khả năng có thai không?
Khả năng có thai sẽ thấp hơn. Ngoài ra, cần xem xét lạc nội mạc tử cung nằm ở vị trí nào.
6. Lạc nội mạc tử cung nên làm IVF hay IUI?
Lạc nội mạc tử cung trứng không lớn được. Vì vậy cần sử dụng thuốc kích trứng cho trứng to lên.
Nếu có điều kiện làm IVF nên làm nhất và có tỉ lệ thành công cao hơn IUI rất nhiều nên sẽ ưu tiên IVF hơn.
7. Lạc nội mạc tử cung có tự hết không?
Lạc nội mạc tử cung sẽ không tự hết mà cần điều trị.
8. Lạc nội mạc tử cung có điều trị khỏi hoàn toàn được không?
Chỉ khi cắt toàn bộ tử cung thì mới điều trị lạc nội mạc tử cung hoàn toàn.