Nước ối được tạo thành bởi máu của mẹ, thai nhi. Nước ối là chất dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi ở dạng lỏng. Ối có khả năng tái tạo, trao đổi và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, sống còn của em bé.
Vai trò của nước ối
Môi trường bên trong nước ối vô trùng, giúp bảo vệ em bé khỏi các tác nhân độc hại và tránh các tác động, va chạm và sang chấn không đáng có. Đặc biệt, nước ối tạo môi trường cho thai nhi phát triển và đề phòng thai nhi bị chèn ép bởi dây rốn.
Nước ổi lỏng và nhớt còn giúp bôi trơn đường sinh dục của người mẹ, giúp cho quá trình chuyển dạ dễ hơn.
Trong quá trình chuyển dạ, nước ối là một màng bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như sang chấn do sự co bóp mạnh từ tử cung.
Đặc điểm nước ối
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nước ối có màu trong. Càng về sau, nước ối càng trở nên đục dần. Trong 3 tháng cuối, nước ối có màu đục như nước gạo và có mùi hơi tanh.
Chỉ cần nước ối có sự bất thường về màu sắc cảnh báo các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ và bé. Một số bất thường về màu sắc nước ối:
- Màu vàng xanh: Thai nhi phát triển chậm hơn so với bình thường hoặc suy dinh dưỡng do thiếu chất.
- Nước ối dơ hay có màu xanh rêu sệt hoặc lẫn phân su của bé: Thai nhi bị suy yếu trầm trọng trong bụng mẹ, đe dọa tính mạng.
- Nước ối xanh đục như lẫn mủ, có mùi hôi: là tình trạng nhiễm trùng ối, bé có nguy cơ cao bị nhiễm trùng trong tử cung…
- Nước ối có màu đỏ nâu: có thể thai nhi đã bị chết lưu.
Cách phân biệt tình trạng rỉ ối
- Xuất hiện chất lỏng trong suốt hơi tanh, có lẫn dịch nhầy hoặc lẫn chút máu, đau bụng dưới.
- Nước ối làm thay đổi giấy quỳ tím. Mẹ bầu có thể sử dụng giấy quỳ để xác định xem đó có phải nước ối hay không.
Cách đánh giá chỉ số ối
Tuần thai nhỏ không cần đánh giá chỉ số ối vì không có nhiều ý nghĩa. Nên đánh giá ở thời điểm có giá trị hơn.
- Chỉ số ối bình thường: 12-13
- Dư ối khi chỉ số >20
- Đa ối khi chỉ số > 25: Trường hợp này các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý bởi thai nhi có thể có các biến chứng như ối vỡ sớm, rau bong non, mẹ bầu bị băng huyết sau sinh, sinh non,…
- Thiểu ối khi chỉ số 2 – 5: Tăng tỉ lệ sinh mổ, dị tật,…
- Vô ối với chỉ số <2: Khả năng thai lưu rất cao.
Nguyên nhân rỉ ối
- Viêm phần phụ của người mẹ
- Đa ối
- Song thai
- Ngôi thai không thuận lợi
- Khung chậu của mẹ bất thường
Hậu quả rỉ ối
- Rỉ ối trong 3 tháng đầu gây sảy thai, sinh non, dị tật thai.
- Rỉ ối trong 3 tháng cuối tăng nguy cơ sinh mổ, thai nhi chậm phát triển, nặng hơn thì nhiễm khuẩn ối và mất tim thai.
Hỏi – đáp
1. Cách phân biệt rỉ ối ở tuần thứ 39 như thế nào?
Ở tuần thứ 39 khi có dịch gì bất thường nên vào viện luôn. Thời điểm này em bé có thể đủ tuần tuổi để ra đời.
2. Thai 18 tuần bị gò cứng bụng nhiều không đau có sao không?
Trường hợp thai đi khám bình thường hoàn toàn có thể sử dụng thêm thuốc giảm co và theo dõi thêm.
3. Nước ối 5,3 là thiếu nhiều không?
Nước ối 5,3 gần với trường hợp thiểu ối, bạn cần đến viện để kiểm tra kỹ. Tuỳ theo tình trạng ối và thai nhi có thể truyền ối.
4. Mang gen thalassemia thể dị hợp, chồng không sao con sinh ra có vấn đề gì không?
Trường hợp này con sinh ra không có vấn đề gì. Tuy nhiên cần xác định bạn bị alpha-thalassemia hay beta-thalassemia… Về cơ bản không có gì đáng lo.
5. Thai 16 tuần thì nên sử dụng gì?
Thai 16 tuần không cần thiết sử dụng acid folic nữa nhưng cần bổ sung sắt, canxi và DHA:
- Sắt tạo máu để vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ cho em bé phát triển. Trên thị trường thường có sắt vô cơ và sắt hữu cơ nhưng thường gây tình trạng nóng táo khi uống. Hiện nay có dòng sắt sinh học Ferrolip mang lại hiệu quả hấp thu cao, hạn chế tác dụng phụ.
- Canxi: Canxi cần chứa vitamin D3 và K2 như canxi tự nhiên Menacal. Vitamin D3 giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu, vitamin K2 hấp thu canxi từ máu vào xương.
- DHA: Giúp trí não và thần kinh của trẻ phát triển toàn diện; ngăn ngừa tiền sản giật, cao huyết áp và trầm cảm sau sinh ở mẹ bầu.