Đối với các chị em chuẩn bị có thai và có thai tuần đầu sẽ xảy ra những thay đổi như thế nào đến cuộc sống. Sau đây tất cả những điều mẹ cần biết khi có thai ở tuần đầu tiên.
Tầm quan trọng của việc chuẩn bị mang thai
Nếu mẹ đang có kế hoạch mang thai, việc chuẩn bị mang thai chu đáo về sức khỏe và lối sống ngay từ trước khi thụ thai là vô cùng quan trọng.
- Khám sức khỏe tiền sản: Giúp phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
- Bổ sung Axit Folic: Bắt đầu uống axit folic (ít nhất 400mcg mỗi ngày) từ 1-3 tháng trước khi dự định có thai giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, vốn hình thành rất sớm.
- Lối sống lành mạnh: Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống cân mẹg, tập thể dục đều đặn, từ bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
- Tiêm phòng: Đảm bảo đã tiêm đủ các mũi vắc-xin cần thiết (như Rubella, thủy đậu, cúm…).
Việc chuẩn bị tốt sẽ tạo nền tảng vững chắc cho một thai kỳ khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu tiên.
Dấu hiệu mang thai tuần đầu
Nếu mẹ thấy xuất hiện một số triệu chứng dưới đây, có khả năng cao là mẹ đã mang thai.
Trễ kinh (mất kinh)
Đây là dấu hiệu mang thai sớm rõ ràng và phổ biến nhất khiến phụ nữ nghi ngờ mình có thai. Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và bị trễ kinh từ 5-7 ngày trở lên kèm theo các dấu hiệu khác, khả năng mang thai là rất cao.
Vùng ngực thay đổi
Một trong những triệu chứng phổ biến khác khi mang thai ở phụ nữ là tình trạng ngực sưng và nhạy cảm hơn do lượng hormone tăng cao. Cảm giác đau và sưng ở ngực cũng có thể tương tự như những gì mà bạn cảm thấy trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này sẽ giảm đi đáng kể sau kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, khi cơ thể bạn đã thích nghi với những thay đổi nội tiết tố.

Âm đạo chảy máu ngoài kỳ kinh
Hiện tượng chảy máu âm đạo nhẹ có thể là điềm báo mang thai sớm ở phụ nữ. Nếu bạn chỉ nhìn thấy những đốm máu màu hồng trong khoảng thời gian đến kỳ kinh nguyệt, đó có thể là máu báo thai. Điều này xảy ra do trứng đã thụ tinh lắng xuống niêm mạc tử cung của người phụ nữ, dẫn đến chảy máu âm đạo.
Đi tiểu nhiều lần
Ngay sau khi bạn thụ thai, những thay đổi về nội tiết tố sẽ dẫn đến một chuỗi các tác nhân làm tăng tốc độ lưu thông máu qua thận trong cơ thể. Điều này khiến cho bàng quang của bạn đầy nhanh hơn, vì vậy bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Tình trạng đi tiểu thường xuyên sẽ tiếp tục hoặc tăng tần suất khi thai kỳ của người phụ nữ tiến triển hơn. Lượng máu của bạn cũng tăng lên đột ngột khi mang thai, dẫn đến lượng chất lỏng được xử lý và kết thúc trong bàng quang của bạn. Vấn đề còn phức tạp hơn khi thai nhi đang lớn dần lên trong bụng mẹ và tạo ra nhiều áp lực hơn lên bàng quang.

Buồn nôn
Đối với một số phụ nữ, ốm nghén không xảy ra cho đến khoảng một hoặc hai tháng sau khi thụ thai. Tuy nhiên, ở một số người khác, nó có thể bắt đầu sớm nhất là khoảng tuần đầu hoặc tuần.
Cảm giác buồn nôn liên quan đến thai nghén (kèm theo hoặc không nôn) có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào, có thể là buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi tối.
Hầu hết tình trạng buồn nôn ở phụ nữ mang thai sẽ giảm hẳn vào đầu quý thứ hai. Một số trường hợp có thể phải mất tới một tháng hoặc lâu hơn để giảm bớt cảm giác này, cũng có một số ít may mắn thoát khỏi nó hoàn toàn.
[su_box title=”Xem thêm” box_color=”#1C7E73″ title_color=”#ffffff”]
Các giai đoạn phát triển của thai nhi – Mẹ cần phải biết rõ
Bật mí cách tính tuần thai ra tháng vừa nhanh vừa đơn giản
Hé lộ điều ít ai biết về các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 41[/su_box]
Cảm thấy mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi khi mang thai sớm có thể bắt nguồn từ sự gia tăng nhanh chóng của nồng độ hormone progesterone trong cơ thể, góp phần khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ. Ngoài ra, hiện tượng ốm nghén và phải đi tiểu đêm thường xuyên cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ và chậm chạp hơn.
Khi mang thai ở tuần 1 có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi.
Những dấu hiệu mang thai sớm khác
- Thay đổi tâm trạng: Sự thay đổi hormone đột ngột có thể khiến mẹ dễ xúc động, vui buồn thất thường hoặc nhạy cảm hơn bình thường.
- Nhạy cảm với mùi vị: Một số mùi hương quen thuộc (như mùi thức ăn, nước hoa, khói thuốc) đột nhiên trở nên khó chịu, thậm chí gây buồn nôn. Khẩu vị cũng có thể thay đổi, thèm ăn hoặc chán ăn một món nào đó.
- Nhiệt độ cơ thể cơ mẹ tăng cao: Nếu mẹ theo dõi nhiệt độ cơ thể cơ mẹ (đo vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường), mẹ sẽ thấy nhiệt độ duy trì ở mức cao liên tục trong hơn 18 ngày sau rụng trứng, đây là một dấu hiệu gợi ý mang thai mạnh mẽ.
Lưu ý quan trọng: Những dấu hiệu kể trên chỉ mang tính gợi ý và có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc do các nguyên nhân khác. Để xác nhận mang thai sớm một cách chính xác, mẹ cần:
- Sử dụng que thử thai: Thực hiện tại nhà khi bị trễ kinh từ 5-7 ngày (hoặc theo hướng dẫn trên bao bì).
- Xét nghiệm máu HCG: Cho kết quả sớm và chính xác hơn que thử thai.
- Thăm khám bác sĩ: Bác sĩ sẽ xác nhận tình trạng mang thai qua thăm khám và siêu âm.
Cần làm gì khi nghi ngờ hoặc xác nhận có thai tuần đầu?
Khi que thử thai báo 2 vạch hoặc mẹ có những dấu hiệu nghi ngờ mạnh mẽ, đây là những việc cần làm:
- Đặt lịch hẹn với bác sĩ: Đây là bước quan trọng nhất. Khám thai lần đầu giúp xác nhận chính xác tình trạng mang thai, loại trừ thai ngoài tử cung, xác định tuổi thai mẹ đầu và nhận những lời khuyên cần thiết cho giai đoạn tới.
- Bắt đầu/Tiếp tục uống vitamin tiền sản: Nếu chưa uống, hãy bắt đầu ngay lập tức, đặc biệt là viên uống có chứa Axit Folic. Nếu đã uống từ trước, hãy tiếp tục duy trì đều đặn.
- Xem xét lại lối sống: Đánh giá lại chế độ ăn uống, loại bỏ các thói quen không lành mạnh (rượu bia, thuốc lá), cẩn trọng khi sử dụng thuốc (chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ).
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Cơ thể mẹ đang trải qua những thay đổi lớn, hãy lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi nhiều hơn nếu cảm thấy mệt mỏi.
- Thông báo cho người thân (nếu muốn): Chia sẻ tin vui và tìm kiếm sự hỗ trợ từ người mẹ đời hoặc gia đình.
Những điều cần chú ý
Khi mang thai, nhất là mang thai nhiều mẹ vô cùng bỡ ngỡ với hàng vạn câu hỏi, băn khoăn. Dưới đây là những lưu ý khi mang thai tuần đầu thường gặp và cơ bản nhất mà mẹ nào cũng nên nắm được.
Có thai tuần đầu không nên ăn gì?
Để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên hạn chế một số sản phẩm sau.
Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas: Có thể gây dị tật bẩm sinh, sảy thai, ảnh hưởng phát triển trí não
Những thực phẩm nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt…: Gây khó chịu dạ dày, ợ nóng
Ba tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm có tính hàn như nước dừa, rau ngót…: vì theo quan niệm dân gian những thực phẩm này có thể gây co bóp tử cung nhẹ, nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia
Những loại cá sống dưới tầng nước sâu có chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi: Cá thu, cá ngừ bởi thủy ngân có thể gây tổn thương hệ thần kinh của thai nhi
Những thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh (đặc biệt là nhựa đu đủ xanh)
Những thực phẩm tái, sống như các món gỏi, tái chanh… bởi nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella, E.coli, Toxoplasma
Thực phẩm chưa được tiệt trùng, thịt muối, pho mát mềm,… bởi nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria, có thể gây biến chứng thai kỳ nghiêm trọng
Có thai tuần đầu nên ăn gì?
Trong giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh, do đó mẹ cần chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng để đảm bảo em bé đủ dưỡng chất cũng như mẹ đủ sức khỏe. Sau đây là một số nhóm thực phẩm cần thiết cho quá trình mang thai.
- Protein: Mỗi ngày mẹ cần bổ sung thêm 10 – 18g protein qua các thực phẩm như trứng, cá, sữa,…
- Sắt: Mẹ cần bổ sung thêm ít nhất 15g sắt mỗi ngày qua các thực phẩm như các loại hạt, tim, gan, rau xanh,…
- Canxi: Canxi giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Mẹ có thể bổ sung qua các thực phẩm như hải sản như tôm, cua, ghẹ, các loại cá, trứng, sữa,…Nếu không cung cấp đủ canxi, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương, thường xuyên bị chuột rút.
- Axit folic: Loại vi chất này giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Axit folic rất giàu trong cải bó xôi, súp lơ, ngũ cốc, các loại hạt,…
Các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như: vitamin D, vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin nhóm B, Kẽm, Vitamin K, Magnesium, Iodine…
Để đảm bảo có đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống, mẹ bầu nên bổ sung thêm bằng viên uống.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bộ 3 Bổ bầu EU Aplicaps là các sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng.
Bổ bầu EU Befoma với công thức vượt trội 3 tác động cho thai kỳ toàn diện
Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và hạn chế tối đa nguy cơ táo bón.
Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, chống sảy thai.
16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Canxi EU Menacal với công thức ưu việt 3 tác động giúp hấp thu đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, không lo táo bón, không lắng đọng.
Canxi từ tự nhiên: Canxi tảo đỏ, canxi san hô giúp hình thành hệ xương ở bé và ngăn ngừa mất xương ở mẹ.
Nhóm khoáng chất: Kẽm, Magie, Selen kích hoạt & hoạt hóa enzym hấp thu canxi.
Nhóm vitamin K2 & vitamin D3 giúp vận chuyển canxi đến đích (hay đến tế bào xương).
DHA EU Hymega với công thức 3 thành phần ưu việt cho cảm xúc,trí tuệ toàn diện>
DHA 250 hàm lượng cao siêu tinh khiết: Phát triển não bộ toàn diện ngừa chứng hay quên, trầm cảm sau sinh.
EPA: Giúp làm giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật.
Vitamin E: Giúp hấp thu tối đa hàm lượng DHA và an thai.
Bộ 3 Bổ bầu EU Aplicaps là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 636 985
Với những thông tin ở trên, hy vọng mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích khi có thai tuần đầu. Trong quá trình mang thai, mẹ hãy cố gắng giữ tâm lý thật thoải mái để có được một thai kỳ khỏe mạnh để chờ đón bé yêu đến với gia đình của mình mẹ nhé.
Nguồn tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/pregnancy-symptoms-week-1#can-you-feel-symptoms-in-week-1
https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/1-2-3-weeks/