giai-doan-phat-trien-cua-thai-nhi

Các giai đoạn phát triển của thai nhi – Mẹ cần phải biết rõ

Khi bạn biết mình có thai và rất muốn biết các giai đoạn phát triển của thai nhi đang lớn dần trong bụng mình thế nào? Để có thể hiểu được rõ hơn hãy theo dõi các giai đoạn phát triển của thai nhi qua bài viết dưới đây nhé.

Mang thai là gì?

Mang thai là khoảng thời gian dùng để chỉ quá trình thai nhi phát triển bên trong tử cung của người phụ nữ. Giai đoạn mang thai thường kéo dài khoảng 40 tuần, khoảng hơn 9 tháng, được tính từ ngày kinh cuối của người phụ nữ. 

Để biết mình có thai hay không, bạn có thể dùng que thử thai hoặc thực hiện một số xét nghiệm như:  xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu hay  siêu âm bụng. 

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tháng

Thai nhi được hình thành thông qua quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Sau khi đã thụ tinh thành công, trứng sẽ phân chia thành nhiều tế bào. Các tế bào này sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng, đi đến tử cung và gắn chặt vào nội mạc tử cung để làm tổ và phát triển tại đây. Trong quá trình này sẽ được chia làm 3 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn của thai nhi mẹ sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt về cả kích thước, cân nặng, cũng như sự hoàn thiện các cơ quan bộ phận trong cơ thể bé.

giai-doan-phat-trien-cua-thai-nhi-theo-thang
Hình ảnh giai đoạn phát triển của thai nhi theo tháng

3 tháng đầu thai kỳ

Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu không để ý hoặc là lần đầu, nhiều mẹ không phát hiện ra là mình đang mang thai. Thậm chí, sảy thai phần lớn thường xảy ra trong giai đoạn khoảng 13 tuần đầu của thai kỳ. Chính vì thế, việc đầu tiên là mẹ cần phải biết mình có thai hay không, điều này sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ sinh con khỏe mạnh. Đồng thời mẹ cũng nên biết các giai đoạn phát triển của thai nhi theo từng tháng như thế nào và cần bổ sung các chất dinh dưỡng gì trong quá trình này hay không.

Tháng đầu tiên của thai kỳ

Thai nhi được hình thành khi trứng gặp tinh trùng. Sau khoảng 3 ngày sau khi thụ tinh, trứng sẽ phân chia thành nhiều tế bào và di chuyển xuống tử cung. Sau đó sẽ bán và làm tổ ở tử cung. 

Tháng đầu tiên của thai kỳ túi phôi sẽ được hình thánh với đường kính khoảng 0,1 – 0,2 mm. Đến tuần thứ 4 của thai kỳ hay còn gọi là cuối tháng đầu tiên, thai nhi lớn bằng hạt vừng, và  bước đầu phát triển những cơ quan đầu tiên của cơ thể.

Khi bắt đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi, khiến mẹ gặp phải tình trạng ốm nghén như buồn nôn, nôn, khó chịu bụng. Chính vì thế, mẹ rất khó để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Do đó, mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất bằng viên uống  để duy trì sức khỏe và tạo điều kiện cho thai nhi khỏe mạnh.

hinh-anh-thai-nhi-thang-dau
Hình ảnh thai nhi tháng đầu tiên

Tháng thứ 2 mang thai

Sang tháng thứ 2, bé yêu của mẹ đã dài xấp xỉ 1 – 1,3cm to cỡ bằng một hạt đậu phộng. Nhỏ bé thế thôi nhưng sự thật là bé đã lớn hơn lúc vừa được thụ tinh rất nhiều lần rồi đấy mẹ ơi! 

Từ tuần 5 đến tuần 8 bắt đầu hình thành mí mắt và đôi tai của thai nhi, và mẹ có thể nhìn thấy đầu mũi của thai nhi thông qua hình ảnh siêu âm. Trong giai đoạn này tay và chân của thai nhi cũng đang dài dần ra, trong đó các ngón chân phát triển rõ ràng hơn hẳn.

Tháng thứ 3 của thai kỳ

Tháng thứ 3 của thai kỳ bé đã dài khoảng 5cm và bắt đầu tự di chuyển. Mẹ bầu có thể cảm nhận được sự xuất hiện của con ở phần đầu tử cung, trên xương mu. Ở giai đoạn phát triển này, bác sĩ có thể nghe được nhịp tim của thai nhi. 

3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa của thai kỳ thường được tính từ tuần thứ 13 đến 27 của thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi phát triển mạnh về hình thể, não bộ và thai phụ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi. 

Tháng thứ 4 của thai kỳ

Trong tháng thứ tư của thai kỳ, cơ quan sinh dục của bé đã phát triển đầy đủ. Trên khuôn mặt đã được hình thành mí mắt, lông mày và tóc. Hệ thần kinh cũng đã đi vào hoạt động. Do đó, bé có thể mút ngón tay, ngáp,…

So với giai đoạn trước thì xương và chổi răng của bé cũng trở nên cứng chắc hơn. Bằng dụng cụ Doppler, bạn có thể nghe thấy nhịp tim của bé. Đến cuối tháng thứ tư, thai nhi có kích thước dài khoảng 14,2cm và nặng từ 180 – 200g.

[su_box title=”Xem thêm” box_color=”#1C7E73″ title_color=”#ffffff”]

[Bà bầu] 3 tháng đầu cần kiêng và chú ý những gì?

Bật mí cách tính tuần thai ra tháng vừa nhanh vừa đơn giản

Tất tần tật những điều mẹ cần biết khi có thai tuần đầu [/su_box]

Tháng thứ 5 của thai kỳ

Ở tháng này, bé đã biết đạp, do đó mẹ có thể cảm nhận rõ sự chuyển động của bé. Bên ngoài, cơ thể của bé bắt đầu xuất hiện một lớp lông tơ, có tác dụng bảo vệ bé trong suốt quá trình nằm trong bụng mẹ. Đến khi bé chào đời, chúng sẽ tự rụng dần. Đồng thời, trên da của bé cũng phủ một lớp chất màu trắng gọi là chất gây (Caseosa Vernix). Chúng có tác dụng bảo vệ làn da của bé khi tiếp xúc với nước ối và sẽ biến mất ngay sau sinh.

Đến cuối tháng thứ năm, bé đã nặng khoảng 300g và dài 25 cm tính từ đầu đến gót chân. Sự phát triển nhanh chóng của bé khiến bụng mẹ ngày càng to lên đáng kể.

hinh-anh-thai-nhi-thang-thu-5
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 5

Tháng thứ 6 của thai kỳ

Thai nhi trong tháng thứ 6 dường như đã phát triển hoàn thiện về chức năng. Đôi mắt của bé đã có thể đóng mở và bắt đầu có cảm nhận với ánh sáng. Đồng thời, bé cũng có thể phản ứng với âm thanh khi bố mẹ nói chuyện hoặc cho bé nghe nhạc. Ở giai đoạn này, thai nhi thường đá hoặc đạp bụng mẹ. Thỉnh thoảng, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động giật giật, đó là lúc bé đang bị nấc cụt.

Vào cuối tháng sáu của thai kỳ, em bé thường nặng khoảng 600g và dài khoảng 35cm. Da của bé có màu đỏ, có thể nhìn thấy lớp tĩnh mạch qua da. Đối với những trường hợp bị sinh non, em bé vẫn có thể sống sót sau tuần thứ 23, nếu được chăm sóc đặc biệt.

3 tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Khi kết thúc 3 tháng giữa thai kỳ, tất cả các cơ quan và các phần cơ thể của thai nhi đã hình thành và hoạt động. Trong 3 tháng cuối này, chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

Tháng thứ 7 của thai kỳ

Đến tháng thứ bảy, bé tiếp tục phát triển và tích lũy mỡ dưới da. Cơ thể bé có thể dài khoảng 41cm, đạt cân nặng từ 1 – 1,5kg. Khi có các kích thích âm thanh hay ánh sáng từ bên ngoài, bé phản ứng rất mạnh mẽ. Do đó, mẹ có thể cảm nhận rõ sự chuyển động của bé

Ở giai đoạn này thì nước ối sẽ bắt đầu giảm. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm nước dừa để tránh tình trạng cạn nước ối, ảnh hưởng tới thai nhi. Đồng thời, các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, nhằm giảm thiểu nguy cơ sinh non.

Tháng thứ 8 của thai kỳ

Ở tháng này, bộ não của thai nhi phát triển ngày càng nhanh chóng. Do phát triển muộn hơn nên phổi của bé vẫn đang phát triển, trong khi các cơ quan khác đã phát triển hoàn thiện. Đến cuối tháng thứ tám, bé nặng khoảng 2,3kg và dài 46cm.

hinh-anh-thai-nhi-thang-8
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 8

Tháng thứ 9 của thai kỳ

Tháng cuối cùng của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đã hoàn thành, phổi và não phát triển cực kỳ nhanh chóng để bé chuẩn bị chào đời. Trong tháng này, trọng lượng của em bé cũng tăng mạnh, có thể dao động từ 2,9kg – 3,5kg. Đặc biệt, để chào đời dễ dàng hơn, bé thường úp mặt vào bụng mẹ, đầu ở bên dưới.

Bổ sung đủ dưỡng chất

Ngoài việc quan tâm đến quá trình phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên chú ý bổ xung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Để đảm bảo có đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống, mẹ bầu nên bổ sung thêm bằng viên uống. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bộ 3 Aplicaps là các sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

Befoma với công thức vượt trội 3 tác động cho thai kỳ toàn diện

  • Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và hạn chế tối đa nguy cơ táo bón.
  • Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, chống sảy thai.
  • 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Menacal với công thức ưu việt 3 tác động giúp hấp thu đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, không lo táo bón, không lắng đọng.

  • Canxi từ tự nhiên: Canxi tảo đỏ, canxi san hô giúp hình thành hệ xương ở bé và ngăn ngừa mất xương ở mẹ.
  • Nhóm khoáng chất: Kẽm, Magie, Selen kích hoạt & hoạt hóa enzym hấp thu canxi.
  • Nhóm vitamin K2 & vitamin D3 giúp vận chuyển canxi đến đích (hay đến tế bào xương).

Hymega với công thức 3 thành phần ưu việt cho cảm xúc,trí tuệ toàn diện>

  • DHA 250 hàm lượng cao siêu tinh khiết: Phát triển não bộ toàn diện ngừa chứng hay quên, trầm cảm sau sinh.
  • EPA: Giúp làm giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật.
  • Vitamin E: Giúp hấp thu tối đa hàm lượng DHA và an thai.

Bộ 3 Aplicaps là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 636 985

Các giai đoạn phát triển của thai nhi diễn ra thật diệu kỳ phải không mẹ. Hy vọng những thông tin ở trên đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của thai nhi theo từng tháng. Và sẽ rất nhanh thôi, khoảnh khắc bé yêu chào đời sẽ không còn xa nữa. Mẹ hãy nhớ rằng hãy bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng để đáp ứng đầy đủ các chất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *