Bất kỳ mẹ bầu nào trong hành trình bắt đầu làm mẹ đều sẽ được nhắc về acid folic và tầm quan trọng của loại vitamin này. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu bà bầu cần bao nhiêu acid folic mỗi ngày cho từng giai đoạn? Hãy dành vài phút để đọc bài viết này và tìm câu trả lời nhé!
1.Bà bầu cần bao nhiêu acid folic mỗi ngày?
Tất cả các mẹ bầu nhất định phải trải qua 3 giai đoạn: Trước – Trong – Sau mang thai. Ở mỗi giai đoạn, sự thay đổi cơ thể mẹ và bé hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, nhu cầu acid folic cũng khác nhau.
Trước khi mang thai
Tỷ lệ dị tật bẩm sinh não và tủy sống có nguy cơ cao nhất vào những tuần đầu của thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn mà ống thần kinh đóng lại. Tuy nhiên, hầu hết chị em đều không biết chính xác thời điểm bắt đầu thụ thai. Nên nếu không dự trù cung cấp acid folic từ trước, nguy cơ dị tật sẽ tăng lên đáng kể.
Theo một nghiên cứu của CDC – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, bổ sung acid folic khoảng 1 tháng trước khi mang thai giúp giảm 50-70% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Kết hợp với cải thiện lối sống (bỏ rượu, thuốc lá, cân bằng dinh dưỡng, …) sẽ giúp tăng tỷ lệ mang thai và đảm bảo cho thai kỳ luôn khỏe mạnh. [1]
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5561751/
Vì vậy, ngay khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ cần bổ sung đúng và đủ lượng acid folic cần thiết. Trong đó, liều acid folic cho phụ nữ giai đoạn này là 400mg/ngày, ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Nếu có điều kiện, các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ nên bổ sung trước thai kỳ từ 3-6 tháng.
Phụ nữ có thai cần bao nhiêu acid folic?
Khi chính thức bước vào giai đoạn thai kỳ, các mẹ càng cần chú ý đến việc bổ sung acid folic. Acid folic cùng với sắt và vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo máu. Thiếu hụt vitamin này, mẹ bầu dễ bị thiếu máu, gặp nhiều biến chứng thai kỳ. Con cũng dễ mắc các dị tật như hở hàm ếch, vỡ sọ não, nứt đốt sống, …
Trong suốt 9 tháng, phụ nữ nên duy trì thói quen nạp acid folic hàng ngày. Hàm lượng axit folic thích hợp cho bà bầu 3 tháng đầu và trong sốt thai kỳ là 600mcg/ngày. Ngoài ra, một chế độ đầy đủ các loại vitamin cần thiết khác sẽ đảm bảo thai phát triển khỏe mạnh.
Phụ nữ cho con bú có nên uống acid folic?
Trải qua thai kỳ vất vả hơn 9 tháng, người mẹ bước vào nỗi lo mới. Đó là nỗi lo cho sức khỏe cho em bé mới chào đời, khi sức đề kháng trẻ còn non yếu. Câu hỏi đặt ra: Nếu mẹ tiếp tục dùng acid folic có gây hại cho trẻ không?
Câu trả lời là KHÔNG. Acid folic là vitamin an toàn với cơ thể mẹ và bé sau sinh. Dù được trẻ hấp thu thông qua sữa mẹ nhưng acid folic không mang lại bất kỳ tác hại nào. Mà ngược lại nó phát huy công dụng sức khỏe vốn có tốt hơn.
Với trẻ đang bú mẹ, acid folic góp phần tham gia vào quá trình phát triển thể chất trẻ, đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh. Đồng thời, theo nhiều nghiên cứu, nếu bổ sung đầy đủ acid folic từ lúc mang thai đến cho con bú, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển hơn so với trẻ không được bổ sung đầy đủ. [2]https://www.cbsnews.com/news/folic-acid-pills-may-help-prevent-kids-speech-delays-study/
Đối với mẹ sau sinh, acid folic giúp mẹ cải thiện trí nhớ, nâng cao khả năng tập trung. Ngoài ra, mẹ uống đủ acid folic sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu, giảm tỷ lệ trầm cảm sau sinh,… Liều dùng cho mẹ sau sinh được CDC khuyến cáo là 500mcg mỗi ngày.
2. Bà bầu uống thừa acid folic có sao không? Dấu hiệu của thừa acid folic
Dù được đánh giá là loại vitamin ‘thần thánh’ của mẹ bầu nhưng nếu dùng quá liều, acid folic vẫn để lại những ảnh hưởng sức khỏe nhất định cho cả mẹ lẫn con. Vậy những hậu quả đó là gì?
Những hậu quả nếu bà bầu bổ sung dư acid folic
Theo CDC, liều tối đa acid folic mỗi ngày là 1000mcg. Bổ sung nhiều hơn giới hạn này sẽ để lại ảnh hưởng khác nhau. Những tác dụng phụ phổ biến nhất khi quá liều acid folic hàng ngày như sau:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh của bà bầu: Nếu cung cấp quá nhiều acid folic trong thời gian mang thai, bà bầu có nguy cơ cao gặp các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Điển hình như co giật, trầm cảm,…
- Chậm phát triển trí não trẻ: Dù tham gia quá trình hình thành các ống thần kinh của trẻ nhưng thừa acid folic để lại nhiều nguy cơ về trí não. Điển hình là kìm hãm khả năng phát triển trí não của trẻ, sa sút trí tuệ, kém thông minh,…
- Trẻ chậm lớn, nhẹ cân: Acid folic tham gia vào quá trình trao đổi chất. Dư thừa acid folic dẫn đến tình trạng thiếu kẽm, hoặc giảm khả năng hấp thu kẽm ở trẻ. Hậu quả kéo theo là trẻ kém phát triển về thể chất, nhẹ cân, đề kháng yếu.
- Bổ sung acid folic là quá trình kiên trì, lâu dài: Nhiều mẹ lầm tưởng vì an toàn nên có thể tăng liều dễ dàng mà không ảnh hưởng gì. Những sai lầm ấy có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không ngờ cho sức khỏe cả mẹ và con trẻ. Các mẹ hãy hết sức chú ý nhé!
Các dấu hiệu thừa acid folic
Khi bổ sung acid folic vượt quá mức cần thiết, bà bầu có thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây: [3]https://www.livestrong.com/article/408171-signs-symptoms-of-having-too-much-folic-acid-in-your-body/
- Khẩu vị kém, chán ăn
- Triệu chứng tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, chán ăn, khó tiêu, đầy hơi
- Hoang mang, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ
- Nặng hơn sẽ xuất hiện phát ban, ngứa ngáy, khó thở, …Một số triệu chứng tiêu hóa như nôn, buồn nôn có thể dễ nhầm lẫn với bệnh khác hoặc tình trạng nôn sau thai kỳ.
3. Uống acid folic đúng cách cho mẹ đang mang thai
Thiếu hay thừa acid folic đều gây ra những ảnh hưởng không mong muốn lên sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy mẹ bầu cần bổ acid folic như thế nào cho đúng và đủ?
Giống như nhiều loại vitamin khác, mẹ bầu khi bổ sung acid folic cần tuân theo 3 nguyên tắc dưới đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Tuân thủ liều lượng khuyến cáo của bác sĩ
Một trong những nguyên tắc đầu tiên để acid folic phát huy tối đa hiệu quả là tuân thủ liều lượng theo đúng khuyến cáo:
- Phụ nữ trước mang thai: 400mcg
- Phụ nữ trong thai kỳ: 600mcg
- Phụ nữ đang cho con bú: 500mcg
Đây là những liều nằm trong khoảng khuyến cáo 400-600mcg/ngày của các tổ chức Y tế trên thế giới, nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu. Như vậy, khi bổ sung đúng với liều lượng khuyến cáo này, mẹ cũng yên tâm hơn vì sẽ không xuất hiện tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt acid folic.
Đảm bảo bổ sung acid folic cho mẹ bầu đúng thời điểm
Không chỉ liều lượng, thời điểm dùng cũng là vấn đề mà mẹ cần hết sức chú ý. Bổ sung acid folic hàng ngày sẽ cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần cho cơ thể. Đồng thời, mẹ hãy chú ý nên bổ sung trước mang thai 1-3 tháng và duy trì đến 3-6 tháng sau sinh.
Tuy nhiên, nếu mẹ lỡ bỏ quên một ngày không uống thì hãy để sang ngày tiếp theo. Không nên uống gộp liều để đủ hàm lượng acid folic nhé. Làm như vậy mẹ rất dễ gặp tình trạng quá liều và xuất hiệu nhiều triệu chứng không mong muốn đó.
Lựa chọn loại acid folic chất lượng, dễ hấp thu cho thai nhi
Có rất nhiều nguồn có thể bổ sung acid folic. Chọn nguồn chất lượng, dễ hấp thu, dễ xác định hàm lượng sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt hơn sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ. Trong đó, Quatrefolic là một dạng của acid folic với nhiều ưu điểm nổi bật so với các dạng khác.
Quatrefolic là folate thế hệ 4 với khả năng hòa tan cao, giúp tăng cường sinh khả dụng của acid folic. Thay vì trải qua nhiều quá trình biến đổi phức tạp để thành dưỡng chất cơ thể mẹ hấp thu được, quatrefolic chỉ cần một bước phân giải thành folate để bồi dưỡng cho mẹ bầu. Đây cũng là chất được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước như Mỹ, EU, Canada, Nga, Hàn, …
Bổ bầu Befoma chứa 600mcg Quatrefolic – hàm lượng thích hợp nhất cho phụ nữ trước – trong – sau khi mang thai. Nhờ đó, mẹ bầu có thể ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ, chống sảy thai, sinh non và nhẹ cân ở trẻ mà không lo nguy cơ thừa acid folic nữa.
Bổ bầu Befoma cung cấp acid folic thế hệ 4
Ngoài ta, Bổ bầu Befoma kết hợp 18 loại vitamin và khoáng chất khác như sắt amin thế hệ mới nhất, Ca, Mg, Iod, Beta carotene,… cho 3 tác động toàn diện:
- Phòng ngừa nhiều biến chứng thai sản ở cả mẹ bầu và thai nhi do thiếu acid folic
- Bổ sung sắt, acid folic cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết
- Tăng cường hấp thu, tăng sức đề kháng cho mẹ và thai nhi.
Được nhập khẩu chính ngạch châu Âu, Bổ bầu Befoma được nhiều bà mẹ lựa chọn và tin dùng trong giai đoạn thai kỳ của mình. Hy vọng sau bài viết này, các mẹ đã biết được câu trả lời cho câu hỏi bà bầu cần bao nhiêu acid folic mỗi ngày? Để biết thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng truy cập https://aplicaps.vn/san-pham/befoma/ hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Planning your pregnancy. Ngày truy cập: 21/2/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5561751/ |
---|---|
↑2 | Folic acid pills may help prevent kid’s speech delays. Ngày truy cập 22/3/2022. https://www.cbsnews.com/news/folic-acid-pills-may-help-prevent-kids-speech-delays-study/ |
↑3 | Signs and Symptoms of too much folic acid in your body. Ngày triu cập 2/3/2022. https://www.livestrong.com/article/408171-signs-symptoms-of-having-too-much-folic-acid-in-your-body/ |