dấu hiệu táo bón khi mang thai

Dấu hiệu táo bón khi mang thai và cách điều trị cho mẹ bầu

Táo bón khi mang thai là triệu chứng rất phổ biến, chiếm khoảng 16-39% trên mẹ bầu. Phụ nữ mang thai thường bị táo bón vào ba tháng cuối thai kỳ nhưng cũng có trường hợp gặp phải tình trạng này ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Vậy dấu hiệu táo bón khi mang thai là gì và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây của Aplicaps nhé!

Dấu hiệu táo bón khi mang thai là gì?

Táo bón là tình trạng đi đại tiện dưới dạng phân khô cứng, không đi theo ý muốn mà phải rặn mạnh, thời gian đi lâu và đi tiêu ít hơn bình thường (1-2 lần/tuần). Khó chịu, đau quặn bụng, đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn sau khi đi tiêu cũng là dấu hiệu táo bón khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu có thể kèm theo buồn nôn, nôn, chán ăn,…

Táo bón khi mang thai có thể không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và dẫn đến một số hậu quả như:

  • Bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,…
  • Suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng của thai nhi.
  • Khiến mẹ bầu stress, tâm lý thay đổi và dễ cáu gắt.
  • Táo bón làm mẹ bầu phải dùng lực rặn, đưa chất thải rắn ra ngoài sẽ khiến tử cung bị co bóp mạnh. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, điển hình là vào 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Một số chất độc có trong phân (phenol, amoniac,…) tồn đọng trong ruột quá lâu do táo bón có thể hấp thụ ngược lại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
mẹ bầu bị stress
Táo bón có thể khiến mẹ bầu stress

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

Táo bón xảy ra chủ yếu bởi sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai, kết hợp với những thói quen hàng ngày. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng táo bón khi mang thai là:

Hormone progesterone: Sự gia tăng sản xuất hormone progesterone trong thời kỳ mang thai làm giãn cơ ruột và có thể khiến cho đường ruột kém hoạt động. Progesterone có thể khiến cho thức ăn và chất thải trong hệ thống tiêu hóa di chuyển chậm hơn. Khi đó cơ thể sẽ hấp thu lại các chất dinh dưỡng và nước từ thức ăn, dẫn đến phân trở nên khô cứng và gây táo bón. [1]

Sự phát triển của thai nhi: Khi kích thước và trọng lượng của thai nhi phát triển ngày càng lớn sẽ khiến tử cung to lên. Khi đó sẽ gây áp lực lên ruột, khiến mẹ bầu khó tống chất thải ra khỏi cơ thể. Tham khảo: Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Xem ngay!

Bổ sung sắt: Trong thời kỳ mang thai, bổ sung đầy đủ sắt là rất cần thiết đối với mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, hàm lượng sắt được hấp thu quá nhiều có thể khiến vi khuẩn trong ruột khó phân hủy thức ăn. Kết hợp với việc không uống đủ nước để làm mềm chất thải có thể khiến chúng mắc kẹt, tích tụ trong đường ruột. Từ đó gây ra tình trạng táo bón phổ biến ở mẹ bầu.

Chế độ sinh hoạt: Táo bón ở mẹ bầu cũng có thể xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, chất xơ hàng ngày. Ngoài ra, khi đặc thù công việc của mẹ bầu phải ngồi liền hàng giờ như nhân viên văn phòng, thợ may,… kết hợp với việc không tập thể dục đều đặn sẽ dẫn đến tình trạng táo bón. [2]

không bổ sung chất xơ
Mẹ bầu không cung cấp đủ chất xơ hàng ngày có thể gây ra táo bón

Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng tránh táo bón khi mang thai

Điều trị và phòng ngừa táo bón khi mang thai sẽ có những cách tương tự nhau. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón ở mẹ bầu sau:

Uống nhiều nước: Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống từ 10-12 cốc nước để giúp làm lỏng chất thải và bổ trợ cho quá trình mang thai. Sử dụng nước lọc là tốt nhất nhưng mẹ bầu có thể uống loại nước theo sở thích để thay đổi khẩu vị như sữa, nước trái cây, trà,…

Chế độ ăn nhiều chất xơ: Nhiều chuyên gia y tế khuyên mẹ bầu nên tiêu thụ 25 – 30g chất xơ mỗi ngày để cải thiện và phòng ngừa tình trạng táo bón. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt,…

Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp ruột hoạt động “trơn tru” hơn và hạn chế được tình trạng táo bón khi mang thai, đặc biệt là trường hợp phải ngồi nhiều hàng giờ. Trong đó, đi bộ, bơi lội, yoga là những bài tập thể dục hữu ích dành cho mẹ bầu. [3]

Tham khảo: Khi táo bón bà bầu có nên ăn rặn không? Tư vấn chi tiết từ dược sĩ

Sử dụng thuốc không kê đơn: Metamucil là một loại thuốc có tác dụng làm mềm nhu động ruột và cải thiện táo bón. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai là rất thận trọng. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi không có biện pháp cải thiện nào khác.

Bổ sung sắt, vitamin và khoáng chất bằng Aplicaps Befoma: Cung cấp lượng sắt cho mẹ bầu là rất cần thiết nhưng đây cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Vì vậy, để hạn chế gây ra táo bón khi bổ sung sắt, nhiều bác sĩ khuyên mẹ bầu nên bổ sung bằng Aplicaps Befoma. Bởi vì sản phẩm chứa các thành phần:

  • Sắt amin thế hệ mới, hấp thu cao, hạn chế gây táo bón, nóng trong và giúp ngăn ngừa thiếu máu.
  • Quatrefolic – axit folic thế hệ 4, không qua chuyển hóa nhiều bước, trực tiếp phân giải thành folate, giúp phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • 16 vitamin và khoáng chất khác, đảm bảo dinh dưỡng tối ưu cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Aplicaps Befoma
Aplicaps Befoma bổ sung sắt amin, không gây táo bón

Aplicaps Befoma được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu, đạt tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung của Hội đồng Liên minh châu Âu (EFSA) và Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Không những vậy, sản phẩm còn được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm này, mẹ hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985 để được chuyên gia thai kỳ tư vấn.

Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về dấu hiệu táo bón khi mang thai. Bên cạnh đó, Aplicaps cũng bổ sung thêm các thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như giải pháp điều trị và phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho mẹ.

Aplicaps chúc mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Constipation in Pregnancy. Truy cập ngày 19/04/2022

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/constipation-during-pregnancy/

2 Pregnancy Constipation. Truy cập ngày 19/04/2022

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21895-pregnancy-constipation

3 5 Safe Remedies for Constipation in Pregnancy. Truy cập ngày 19/04/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/constipation-remedies#1

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ