tao-bon-khi-mang-thai

Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Từ lúc mới ra đời cho đến khi tuổi đã về già, chắc hẳn táo bón không phải tình trạng gì quá hiếm lạ với mọi người. Tình trạng này cũng xảy ra phổ biến ở những mẹ bầu. Vậy táo bón khi mang thai có nguy hiểm không? Biện pháp nào để phòng ngừa và điều trị bệnh này? Mẹ bầu hãy tìm hiểu cùng Aplicaps trong bài viết dưới đây nhé!

Táo bón khi mang thai là gì?

Táo bón khi mang thai là một hiện tượng bình thường mà nhiều mẹ bầu mắc phải. Đặc biệt, trong tổng số người mang thai, có tới 25% chị em mắc chứng táo bón. Đây là tình trạng mẹ đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần kèm theo tình trạng phân rất khó ra ngoài. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi sinh.

Táo bón khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nhưng theo nhiều thống kê cho thấy, số lượng mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ ba có tỉ lệ mắc cao hơn. Đây cũng là giai đoạn thai nhi phát triển lớn, chính vì vậy gây nhiều áp lực nhất lên hệ tiêu hóa của mẹ.

Mẹ bầu bị táo bón thường xuất hiện những triệu chứng như chỉ đi “nặng” 1-2 lần mỗi tuần, bụng to lên và đầy hơi. Đặc biệt, khi đi cầu, phân thường bị vón cục và rất khô cứng. Điều này cũng khiến mẹ bầu cảm thấy đau rát, thậm chí chảy máu vùng hậu môn.

Đọc thêm: Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Xem ngay!

tao-bon-khi-mang-thai-xay-ra-pho-bien-o-3-thang-cuoi-thai-ky
Táo bón khi mang thai xảy ra phổ biến ở 3 tháng cuối thai kỳ

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

Sự thay đổi hormone và thói quen hàng ngày của mẹ chính là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai. Cụ thể như sau:

  • Hormone progesterone: Khi bắt đầu hành trình mang thai, lượng progesterone được cơ thể mẹ sản xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, hormone này cũng có tác dụng làm giảm nhu động ruột. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hấp thu dinh dưỡng và nước ở mẹ bầu chậm hơn bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc thức ăn được giữ lại ở ruột lâu hơn, gây tình trạng táo bón.
  • Sự lớn lên của thai nhi: Khi thai nhi ngày càng phát triển cả về kích thước và cân nặng sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống ruột của mẹ. Điều này làm cản trở quá trình đưa chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Bổ sung sắt từ thực phẩm hàng ngày: Sắt là một khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo máu nuôi dưỡng cơ thể mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, khi hấp thu quá nhiều sắt sẽ khiến các vi khuẩn đường ruột gặp khó khăn trong hoạt động phân giải thức ăn. Lúc này các chất bài tiết bị mắc kẹt trong cơ thể lâu hơn, gây ra táo bón.
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Nhiều thói quen có thể dẫn đến táo bón khi mang thai. Điển hình là việc ít uống nước, ít tập thể dục và ăn thực phẩm chứa chất xơ. Nước có tác dụng làm mềm phân. Vận động thường xuyên hỗ trợ quá trình mẹ đưa chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Chất xơ có vai trò tăng khả năng hút nước của phân, kích thích nhu động ruột để tống chất thải ra ngoài. Nếu mẹ bầu không có những thói quen sinh hoạt này thường có nguy cơ cao bị táo bón.[1]

Ngoài ra, táo bón có thể liên quan đến việc bổ sung lợi khuẩn đường ruột của mẹ. Hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột giúp mẹ bầu dễ dàng tiêu hóa thức ăn và đi đại tiện đều đặn. Tuy nhiên, nhiều mẹ không có thói quen sử dụng các loại thực phẩm giàu vi khuẩn có lợi như sữa chua, kim chi,… cũng là một nguyên nhân gây táo bón ở mẹ bầu.

hoi-quen-sinh-hoat-hang-ngay-khong-lanh-manh-co-the-gay-tao-bon
Thói quen sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh có thể gây táo bón

Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mặc dù táo bón khi mang thai không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng nhưng ban đầu mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu hoặc đau đớn khi mỗi lần muốn đi đại tiện. Nếu triệu chứng này kéo dài có thể mang đến nhiều biến chứng nặng hơn. Điển hình như đi ngoài ra máu, trĩ, nứt kẽ hậu môn, đau bụng vùng tiểu khung (phần dưới rốn). Mỗi lần đi nặng là mẹ luôn phải gắng hết sức để rặn – hành động dễ gây co thắt tử cung. Hậu quả là mẹ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Hơn thế nữa, việc đi ngoài là hoạt động giúp đưa chất thải ra ngoài cơ thể. Chúng bao gồm sinh khối vi khuẩn, các loại thực vật không tiêu, chất béo, protein, carbohydrate,… Trong đó bao gồm cả phenol, amoniac hoặc indol – những chất độc hại đối với cơ thể. Nếu tích lũy trong thời gian dài sẽ khiến những phần độc hại bị hấp thu ngược trở lại, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra, bụng căng tức, khó chịu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khẩu vị khiến mẹ bầu dễ bị chán ăn, không thấy đói. Hệ quả này không hề tốt với thai nhi một chút nào khi mà mẹ bầu có nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng, tác động đến sự phát triển và đề kháng của thai. Bên cạnh đó, táo bón cũng sẽ khiến mẹ mệt mỏi, dễ cáu gắt và trở nên lo lắng cho sức khỏe thai kỳ của mình.

Tham khảo: Dấu hiệu táo bón khi mang thai và cách điều trị an toàn cho mẹ bầu

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? Khác với cơ thể ở trạng thái bình thường, khi mang thai, mẹ bầu không nên rặn. Bởi những cơn rặn có thể khiến:

  • Kích thích các cơn co gò tử cung. Các cơn co tử cung có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai hoặc sinh non nếu không được kiểm soát kịp thời.
  • Tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Đây là một dạng của viêm hậu môn. Trong đó triệu chứng điển hình là đi ngoài ra máu. Nứt kẽ hậu môn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, trĩ, thậm chí ung thư đại tràng ở mẹ bầu.

Mặc dù rặn có tác động không tốt đến việc mang thai nhưng mẹ cũng đừng vì thế mà nhịn đi ngoài. Nếu có thể đi ngoài được là một điều tốt. Đừng để các chất thải tích tụ trong đường ruột vì chúng có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn với cơ thể mẹ.

me-bau-khong-nen-ran-khi-bi-tao-bon
Mẹ bầu không nên rặn khi bị táo bón

Biện pháp cải thiện và phòng ngừa táo bón khi mang thai như thế nào?

Để cải thiện và phòng ngừa táo bón, mẹ bầu nên kết hợp nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, mẹ chú ý:

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Đây là một trong những biện pháp quan trọng, sẽ giúp phân mềm hơn. Mẹ bầu nên uống khoảng 10 đến 12 cốc nước mỗi ngày, tương đương khoảng 3 lít nước. Bên cạnh đó, nếu khí hậu nóng nực và mẹ thường xuyên tập luyện thể dục thì có thể tăng lượng nước uống hàng ngày để đáp ứng nhu cầu bổ sung chất lỏng của cơ thể.
  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn: Lượng chất xơ lý tưởng nhất mỗi ngày là 25 – 30g. Mẹ có thể hấp thụ từ vô số nguồn như trái cây, rau củ, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì nguyên hạt, mận khô,… Những thực phẩm này sẽ giúp mẹ bầu dễ đi ngoài hơn.
  • Chăm chỉ vận động: Với những mẹ bầu ít vận động, nguy cơ bị táo bón sẽ tăng lên. Vì thế, mẹ nên tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, bơi lội, yoga,… mỗi tuần ba lần, mỗi lần 20-30 phút là tần suất lý tưởng mẹ có thể tham khảo.
  • Tuyệt đối không nhịn đi ‘nặng’: Khi nhịn đi đại tiện, dần dần áp lực dồn nén ở đại tràng tăng lên. Điều này khiến mẹ bầu mất dần cảm giác mót rặn và khiến việc đi ngoài trở nên khó khăn hơn.
  • Thay đổi cách bổ sung sắt: Các thực phẩm chứa sắt có thể là nguyên nhân gây hiện tượng táo bón. Tuy vậy, mẹ vẫn cần bổ sung sắt hàng ngày nhưng với liều lượng ít hơn.
  • Lựa chọn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Sẽ có nhiều loại thực phẩm có thể làm mềm nhu động ruột, rất tốt cho tiêu hóa, nhưng cũng có sản phẩm làm tình trạng táo bón nặng hơn. Ví dụ như thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, thức ăn nhanh,… Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn. [2]

Với những thói quen lành mạnh này, chắc chắn tình trạng táo bón của mẹ sẽ được giảm thiểu đáng kể. Dù không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng nếu tính trạng táo bón khi mang thai không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ vẫn cần gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trong trường hợp áp dụng những biện pháp trên không có hiệu quả thì việc sử dụng thuốc có thể được xem xét. Khi sử dụng các loại thuốc nhuận tràng này, mẹ bầu luôn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, các thuốc thụt không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai vì những rủi ro tiềm ẩn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

me-bau-tuyet-doi-khong-nhin-di-nang
Mẹ bầu tuyệt đối không nhịn đi nặng

Những loại trái cây trị táo bón cho bà bầu

Ăn đủ lượng chất xơ hàng ngày là rất cần thiết để mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi táo bón. Các loại trái cây chứa nhiều chất xơ như:

  • Khoai lang: Đây là loại củ chứa hàm lượng chất béo và cholesterol thấp. Hơn nữa, trong cả lá và củ khoai lang đều chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ nhuận tràng rất tốt. Mỗi ngày mẹ có thể ăn khoảng 100g khoai lang để kích thích nhu động ruột, giúp tiêu hóa được trơn tru hơn.
  • Đu đủ chín: Đu đủ là loại trái cây chứa dồi dào dinh dưỡng như vitamin A, C, canxi,… trong đó bao gồm papain. Thành phần này được biết đến như một enzyme giúp cơ thể tăng cường tiêu hóa chất đạm. Đồng thời, đu đủ chiếm 70% là nước nên có khả năng hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời.
  • Các loại cây họ đậu: Đây có thể được coi là thực phẩm top đầu về hàm lượng chất xơ. Ước tính trong một nửa bát đậu nấu chín có thể chứa đến khoảng 9g chất xơ. Vì vậy, đây là nguồn chất xơ vừa thơm ngon mà lại bổ dưỡng cho mẹ bầu.
  • Súp lơ xanh: Chắc hẳn có rất nhiều mẹ bầu thích ăn súp lơ. Bất kể phương thức nấu nào như luộc, xào, chiên,… của súp lơ xanh đều rất ngon miệng. Không chỉ vậy, loại rau này chứa nhiều folate, sắt, vitamin C cùng lượng chất xơ vô cùng dồi dào.
  • Bí đỏ: Bí đỏ là một trong những nguồn giàu chất xơ dành cho mẹ bầu. Trong 100g bí ngô có thể chứa 0,5g chất xơ. Với hương bị ngọt thơm, mẹ bầu dễ dàng sử dụng bí đỏ trong nhiều món ăn hàng ngày. [3]

Hầu hết các loại trái cây đều chứa một lượng chất xơ nhất định. Vì vậy, mẹ bầu nên kết hợp ăn nhiều trái cây vào các bữa phụ hoặc bữa ăn vặt sẽ hỗ trợ cho chứng táo bón thai kỳ.

an-trai-cay-hang-ngay
Ăn trái cây hàng ngày để phòng ngừa táo bón khi mang thai

Bộ 3 Aplicaps giúp cung cấp đủ dinh dưỡng, không gây táo bón

Bên cạnh những thói quen và thực phẩm giàu chất xơ, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng chính là cách để nâng cao sức khỏe mẹ bầu mà không lo bị táo bón. Trong đó, bổ sung dưỡng chất bằng bộ 3 Aplicaps đang là lựa chọn của nhiều mẹ bầu:

  • Vitamin tổng hợp – Aplicaps Befoma: Thành phần chính của sản phẩm là sắt amin cùng Quatrefolic (acid folic thế hệ 4) và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác. Befoma không chỉ giúp mẹ bầu phòng ngừa các biến chứng thai sản (sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh, thiếu máu,…) mà còn tăng cường hấp thu cho mẹ và bé yêu. Với thành phần lành tính, an toàn, Aplicaps Befoma hạn chế gây táo bón và kích ứng niêm mạc dạ dày, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.
  • DHA Aplicaps Hymega: Sản phẩm giúp bổ sung DHA hàm lượng cao tinh khiết bằng công nghệ chiết lạnh PCET độc quyền. Kết hợp bổ sung vitamin E, EPA giúp hỗ trợ quá trình phát triển trí não và thị giác của trẻ. Nhờ thành phần tinh khiết giúp mẹ bầu hấp thu dưỡng chất tốt, làm giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa tốt hơn.
  • Canxi Aplicaps Menacal: Sản phẩm có bổ sung lượng vừa đủ canxi từ tảo đỏ và san hô biển rất tốt cho sự phát triển hệ khung xương của thai nhi, ngăn ngừa loãng xương ở mẹ bầu. Với nguồn canxi tự nhiên, cơ thể mẹ dễ dàng hấp thu hơn, nhờ vậy không lo táo bón.

Tất cả các sản phẩm của Aplicaps đạt các chứng nhận nghiêm ngặt về thực phẩm bổ sung của châu Âu. Đặc biệt, sản phẩm chứa các thành phần dưỡng chất tự nhiên và có độ tinh khiết cao nên cơ thể không cần chuyển hóa nhiều mà có thể hấp thu nhanh vào cơ thể. Nhờ đó, bộ 3 sản phẩm Aplicaps không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu mà còn hạn chế nguy cơ táo bón khi mang thai hiệu quả.

bo-3-san-pham-aplicaps
Bộ ba sản phẩm của Aplicaps

Như vậy, trong bài viết trên đây, Aplicaps đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về táo bón khi mang thai. Chắc chắn đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm để bảo vệ bản thân và thai nhi tốt nhất trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ muốn được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe khi mang thai, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ số hotline 1900 6363 985.

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Pregnancy constipation. Ngày truy cập: 13/6/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21895-pregnancy-constipation
2 Constipation in pregnancy. Ngày truy cập: 13/6/2022.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/constipation-during-pregnancy/
3 Which are the benefits of eating fruit during pregnancy. Ngày truy cập: 13/6/2022.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322757#benefits-of-eating-fruit-during-pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ