Đau bụng dưới khi mới mang thai là một dấu hiệu thường gặp ở mẹ bầu khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy mới có bầu đau bụng dưới có sao không? Hãy xem ngay bài viết dưới đây của Aplicaps để nắm rõ câu trả lời nhé.
Mới có bầu đau bụng dưới có sao không?
Mẹ mới có bầu đau bụng dưới là tình trạng sinh lý bình thường, bởi thời điểm này thai nhi bắt đầu làm tổ trong tử cung của mẹ. Khi đó, mẹ sẽ cảm thấy đau bụng lâm râm, rõ ràng hơn trong những tuần đầu thai kỳ.
Mẹ bầu có thể cảm nhận thấy dấu hiệu đau bụng dưới khi mới mang thai có thể giống với đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, lúc này đau bụng dưới khi mới mang thai thường kèm theo xuất hiện máu báo kinh để giúp mẹ bầu nhận biết bản thân đang mang thai.
Ngoài ra, những cơn ốm nghén, giãn dây chằng và cơ hoặc mẹ ăn thực phẩm khó tiêu cũng có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, đau bụng dưới.
Thông thường, cảm giác đau bụng khi mang thai tháng đầu có xu hướng giảm đi và kéo dài khoảng 2-3 ngày. Nếu dấu hiệu này có xu hướng xấu đi, các cơn đau dữ dội hơn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường như: Sảy thai, mang thai ngoài tử cung,… Khi đó, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử lý kịp thời.
Mới có bầu đau bụng dưới là do đâu?
Có rất nhiều lý do gây ra tình trạng đau bụng dưới khi mới có bầu. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai là:
Thai làm tổ trong buồng tử cung
Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh thành công sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ. Quá trình di chuyển sẽ gây ra sự va chạm giữa trứng và tử cung, dẫn đến những cơn đau lâm râm và có thể cảm giác nhói nhẹ ở bụng dưới. [1]
Nhiều mẹ bầu thắc mắc “thai làm tổ đau bụng bao lâu?”. Quá trình thai làm tổ trong buồng tử cung có thể mất khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, những cơn đau bụng dưới của mẹ bầu có thể thuyên giảm sau 2-3 ngày nhưng cũng có thể kéo dài khoảng 1 tuần thai kỳ.
Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với mẹ bầu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, sự phát triển của thai nhi đã tạo nhiều áp lực lên tử cung của mẹ bầu. Điều này khiến mẹ gặp nhiều khó khăn về vấn đề tiêu hóa trong thai kỳ.
Ngoài ra, khi mới mang thai, mẹ sẽ gặp phải những cơn ốm nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến mẹ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng và kèm theo những cơn đau bụng dưới khi mới mang thai.
Hormone trong cơ thể mẹ khi mới mang thai cũng bắt đầu thay đổi, trong đó lượng progesterone trong thai kỳ cao hơn so với bình thường. Điều này khiến mẹ bầu tiêu hóa kém và có thể xảy ra táo bón, từ đó dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai.
Mang thai ngoài tử cung
Theo thống kê, cứ khoảng 50 phụ nữ mang thai thì có 1 trường hợp mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng khi trứng đã thụ tinh bám vào một bộ phận bên ngoài tử cung của mẹ.
Mang thai ngoài tử cung xảy ra có thể do một số yếu tố nguy cơ như: Di truyền, nội tiết tố, tuổi tác và tiền sử phẫu thuật,… Tình trạng này khiến mẹ gặp phải những cơn đau dữ dội tại bụng, vai, xương chậu, chóng mặt hoặc ngất xỉu,…
Căng cơ và giãn dây chằng
Thai nhi ngày càng phát triển từng ngày khiến tử cung và bụng mẹ ngày càng to lên . Khi đó, cơ và dây chằng sẽ được vận động để hỗ trợ tử cung căng ra. Vì vậy, lúc này mẹ bầu có thể cảm thấy đau âm ỉ tại bụng dưới hoặc khắp bụng, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn đau nhói. [2]
Các cơn đau bụng do căng cơ và giãn dây chằng có thể diễn biến xấu hơn khi mẹ bầu đứng dậy, ra khỏi giường, ho hoặc đi tắm.
Sảy thai
Nếu mẹ bầu xuất hiện những cơn đau bụng dưới dữ dội, từng cơn, cảm giác đau quặn, có xu hướng tăng lên và kèm theo tình trạng ra máu đỏ tươi và máu đông thì mẹ có thể đang bị sảy thai.
Theo thống kê của Mayo Clinic, cứ khoảng 25% mẹ bầu xuất hiện cơn đau bụng dưới khi mới mang thai thì có khoảng 10% nguy cơ sảy thai.
Táo bón
Hormone trong cơ thể mẹ khi mới mang thai sẽ bắt đầu thay đổi, trong đó lượng progesterone trong thai kỳ cao hơn so với bình thường. Điều này khiến mẹ bầu tiêu hóa kém và có thể xảy ra táo bón, từ đó dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai.
Cách giảm đau bụng dưới khi mới mang thai
Nhiều mẹ bầu thắc, phải làm sao để giảm những cơn đau bụng dưới khi mới mang thai. Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm đau bụng dưới khi mới mang thai và thai nhi phát triển khỏe mạnh:
- Hạn chế vận động, hoạt động mạnh và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho cơ thể nhiều hơn, đồng thời giúp giảm các cơn đau bụng dưới. Mẹ có thể nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách xem phim, đọc sách, nghe nhạc, đi ngủ, trò chuyện với hội mẹ bầu,…
- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, khoa học. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều các loại rau xanh, hoa quả, sữa và những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế ăn thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ nướng, đồ ăn tanh, đồ ăn chứa nhiều đường hoặc muối.
- Sử dụng túi chườm ấm lên vị trí mẹ bầu bị đau bụng dưới để xoa dịu. Đây là biện pháp hiệu quả không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau bụng dưới khi mới mang thai mà còn giúp tăng lưu thông mạch máu, giảm căng cơ, giãn dây chằng bụng.
- Massage hoặc dùng nước ấm để tắm/ngâm chân là những cách có thể giúp mẹ bầu thư giãn, từ đó giúp giảm đau bụng dưới khi mang thai.
- Thực hiện tập yoga nhẹ nhàng có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng đau bụng khi mới mang thai. Đồng thời, những bài tập yoga dành cho bà bầu còn giúp lưu thông khí huyết, giảm căng cứng cơ trong thời kỳ mang thai.
- Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
- Uống nhiều nước giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón – một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai. Không những vậy, uống nhiều nước trong thời kỳ mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, bởi nước giúp hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ đến con. [3]
Khi nào bạn cần tới gặp bác sĩ?
Đau bụng khi mới mang thai là một trong trong những dấu hiệu sinh lý bình thường mà đa số mẹ bầu trải qua. Tuy nhiên, nếu các cơn đau bụng kèm theo những dấu hiệu sau đây thì mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý kịp thời:
- Các cơn đau bụng ngày càng dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Rối loạn thị giác, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng,…
- Đau đầu ngày càng trở nặng, hoa mắt, chóng mặt.
- Phù chân, tay hoặc mặt.
- Đau, buốt khi đi tiểu, khó đi tiểu hoặc tiểu ra máu.
- Sốt hoặc ớn lạnh, đổ mồ hôi.
- Chảy máu âm đạo hoặc chuột rút mạnh.
- Cơn co thắt tử cung xảy ra liên tục.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc “Mới có bầu đau bụng dưới có sao không?” Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp cho mẹ các nguyên nhân và cách giúp giảm đau bụng dưới khi mới mang thai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề thai kỳ, mẹ hãy truy cập TẠI ĐÂY hoặc gọi đến hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn.
Đọc thêm: Mẹ bầu có được cắt tóc trong thời gian mang thai không? Tư vấn
Tài liệu tham khảo
↑1 | What Causes Low Belly Pain When Pregnant?. Truy cập ngày 28/06/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/low-belly-pain-when-pregnant |
---|---|
↑2 | Low belly pain when pregnant: Causes and treatments. Truy cập ngày 28/06/2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant |
↑3 | Abdominal Pain During Pregnancy: Common Causes and When to Call the Doctor. Truy cập ngày 28/06/2022. https://www.parents.com/pregnancy/my-body/aches-pains/pregnancy-abdominal-pain/ |