8-thang-la-bao-nhieu-tuan

Bầu 8 tháng là bao nhiêu tuần? Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8

Mẹ bầu tháng thứ 8 là thời điểm cuối thai kỳ vô cùng quan trọng. Bởi đây là thời gian thai nhi đã phát triển lớn và cơ thể mẹ đang trong giai đoạn tăng cường cung cấp các kháng thể để bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm bệnh sau khi sinh. Vậy bầu 8 tháng là bao nhiêu tuần? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây của Aplicaps nhé.

Bầu 8 tháng là bao nhiêu tuần?

Giai đoạn bầu 8 tháng sẽ bắt đầu từ tuần 31 đến tuần 35. Khi đó, kích thước chiều dài của bé khoảng 38 đến 40 cm với trọng lượng khoảng 1700gr.
Trong giai đoạn này, Chắc hẳn nhiều mẹ bầu tò mò về sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8 thai kỳ. Để hiểu hơn về con, mẹ cần nắm rõ sự phát triển của bé, cụ thể:

  • Cân nặng của thai nhi tăng lên nhanh chóng và bé đang đến gần hơn với trọng lượng cuối cùng khi sinh. Khi ngày càng bụ bẫm, da của bé cũng bớt nhăn nheo hơn để sẵn sàng cho ngày chào đời
  • Những sợi lông minh bao phủ ngoài cơ thể của bé đang dần biến mất qua từng tuần.
  • Trí não, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt bậc, giúp bé có thể kiểm soát nhiệt độ của cơ thể tốt hơn sau sinh. Đồng thời sự tạo sự gắn kết giữa trí não và hệ thần kinh giúp bé hình thành những kỹ năng cần thiết nhừ mút, nuốt để bé có thể sẵn sàng bú ngay sau khi chào đời. [1]
  • Cử động của trẻ được cảm nhận rõ ràng hơn. Đặc biệt sau khi mẹ ăn no, em bé sẽ hoạt động nhiều hơn. Khi đó mẹ có thể đếm được số lần được số lần di chuyển của bé khi ngồi yên.
su-phat-cua-thai-nhi-8-thang
Bầu 8 tháng bắt đầu từ tuần 31 đến 35 của thai kỳ

Khi bước vào tháng thai thứ 8 thì bà bầu cần có những chú ý đặc biệt với những cơn đau, cơn co thắt vì đây rất có thể là những dấu hiệu đầu tiên của sự chuyển dạ. Ngoài ra trang bị kiến thức về những dấu hiệu sắp sinh cũng là rất quan trọng tham khảo bài viết về Cơn đau bụng đẻ là đau trên hay đau dưới? Đau như thế nào? của Aplicaps để biết thêm chi tiết.

Thay đổi của cơ thể mẹ ở thai kỳ tháng thứ 8

Trong thời kỳ mang thai, mẹ dường như đã quen với những thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, trong tháng thứ 8 thai kỳ, mẹ cần lưu ý với một số thay đổi sau:

  • Khó thở: Thai nhi ngày càng phát triển khiến tử cung to ra, dẫn đến không gian trong bụng của mẹ ngày càng chật hẹp. Điều này có thể khiến dạ dày đẩy lên cao hơn so với phổi, khiến mẹ bầu khó thở.
  • Chuột rút chân: Tình trạng này thường xảy ra trong tam ca thứ nguyệt thứ 3 của thai kỳ (từ tuần thai 7 đến 9). Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu hãy cố gắng kéo căng cơ bắp và xoa bóp nhẹ nhàng chân trước khi đi ngủ.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn: Đây là thời điểm gần cuối thai kỳ nên em bé có xu hướng tụt xuống thấp hơn trong khung xương chậu để chuẩn bị chào đời. Khi đó, mẹ bầu có thể cảm thấy em bé như đang ngồi trên đầu bàng quang. Điều này khiến cho mẹ bầu có tần suất đi vệ sinh thường xuyên hơn, thậm chí có thể rò rỉ nước tiểu khi cười, ho hoặc hắt hơi.
  • Suy tĩnh mạch: Tĩnh mạch của mẹ bầu có thể giãn nở trong những tháng cuối thai kỳ, thường xuất hiện ở chân. Chúng có thể có màu hơi xanh, nổi trên da và có thể khiến mẹ bầu bị đau hoặc ngứa khó chịu.
  • Mệt mỏi: Khi cân nặng thai nhi ngày càng phát triển khiến bụng mẹ ngày càng tăng. Khi đó, mẹ bầu sẽ khó tìm được một tư thế ngủ thoải mái, gây thiếu ngủ, mệt mỏi.
  • Chóng mặt: Thiếu chất là nguyên nhân khiến mẹ bầu chóng mặt, choáng váng, đặc biệt khi đứng dậy. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thời kỳ mang thai.
  • Lo lắng hoặc căng thẳng: Khi gần đến cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ bắt đầu có những cảm xúc nhiều hơn để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Trong thời gian này, mẹ bầu nên chia sẻ những mối lo của bản thân cho chồng và người thân trong gia đình để tránh dẫn đến stress, trầm cảm.
  • Bệnh trĩ: Tăng lưu thông máu trong thời kỳ mang thai là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra giãn tĩnh mạch tại trực tràng, hay còn gọi là bệnh trĩ. Ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước là biện pháp có thể giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng này.
me-bau-mang-thai-8-thang-kho-tho
Bầu 8 tháng có thể khiến mẹ khó thở 

Mẹ mang thai tháng thứ 8 nên ăn gì và kiêng gì?

Mặc dù gần đến cuối thai kỳ nhưng mẹ bầu vẫn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng vào tháng thứ 8 thai kỳ.

Mẹ bầu 8 tháng nên ăn gì?

Những loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung là:

Thực phẩm giàu carbohydrate: Carbohydrate là một dưỡng chất quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ nên bổ sung các nguồn thực phẩm giàu carbohydrate như: Ngô ngọt, khoai tây, mỳ ống, chuối, quả hạch, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt,…

Đồ ăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đầy đủ lượng canxi, sắt, magie, vitamin và khoáng chất có trong chế độ ăn uống vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Do đó, các loại thực phẩm như chuối, cam, quýt, rau xanh, bí ngô, dâu tây,… và các loại trái cây khô (nho khô, óc chó, hạnh nhân,…) không thể thiếu trong chế độ ăn uống của mẹ bầu.

Thực phẩm chứa nhiều protein: Để giúp thai nhi tăng trưởng, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng protein. Theo các chuyên gia, mẹ mang thai tháng thứ 8  nên bổ sung 70-100gr protein mỗi ngày trong chế độ ăn uống. Trong đó, protein từ động vật, các loại đậu và hạt, sản phẩm từ sữa,… là nguồn bổ sung được ưu tiên sử dụng cho mẹ bầu, có thể giúp sửa chữa các mô bị tổn thương.

Thực phẩm giàu chất xơ: Không những giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu nhanh chóng, chất xơ còn hạn chế được tình trạng táo bón thường gặp ở mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu hãy bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ vào mỗi bữa ăn như súp lơ, cần tây, rau bina, bông cải xanh, cây họ đậu,… Ngoài ra, mẹ đừng quên uống đầy đủ nước lọc và ăn trái cây mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước. [2]

Thực phẩm giàu DHA: Các loài cá (cá hồi, cá ngừ), quả óc chó, hạt lanh,… chứa DHA góp phần quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng hệ thần kinh của thai nhi trong tháng thứ 8 thai kỳ. DHA là một thành phần quan trọng của axit béo omega-3. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 500mg DHA mỗi ngày.

mang-thai-8-thang-can-bo-sung-day-du-dinh-duong
Mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất xơ trong thai kỳ

Mẹ bầu 8 tháng nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm mẹ nên bổ sung, bầu 8 tháng cũng cần kiêng ăn một số thực phẩm sau:
Sữa không tiệt trùng: Những loại sữa dê, bò, cừu chưa tiệt trùng có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Bởi nếu mẹ sử dụng các loại sữa này có thể nguy cơ cao mắc bệnh toxoplasma.

  • Cà phê: Theo nhiều chuyên ra, mẹ bầu cần hạn chế các đồ uống chứa cafein như cà phê, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi cafein có thể làm nặng thêm tình trang táo bón ở mẹ bầu – một tình trạng thường gặp ở mẹ bầu mang thai tháng thứ 8.
  • Chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá): Mẹ bầu sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có thể khiến cho thai nhi phát triển chậm, gây những bất thường về cấu trúc khác nhau. Điều này dẫn đến mẹ có nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, sinh non,… và em bé có sức đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Không chỉ khiến mẹ gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, thực phẩm nhiều dầu mỡ còn chứa rất ít giá trị dinh dưỡng.
  • Phô mai mềm: Loại phomai này đã được làm chín bằng nấm mốc. Tương tự với loại phô mai có đường gân xanh có thể chứa vi khuẩn Listeria. Vì vậy, để không gây hại cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên kiêng ăn những loại phomai này.
  • Gan và các loại thịt đông lạnh: Mẹ bầu cần kiêng ăn gan và các loại thịt đông lạnh hoặc đã qua xử lý như xúc xích, giăm bông,… trong suốt thai kỳ. Bởi những loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh toxoplasmosis và bệnh listeriosis ở thai nhi.
me-bau-8-thang-can-kieng-bia-ruou
Mẹ bầu 8 tháng cần kiêng uống bia, rượu

Bộ ba Aplicaps giúp bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong thai kỳ

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ là rất cần thiết, đặc biệt là sắt, canxi, acid folic, các loại vitamin và khoáng chất. Đây là một trong những phương pháp giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh cùng với sự phát triển của thai nhi.

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung vi chất cho thai kỳ. Trong đó, nổi bật nhất là bộ 3 sản phẩm Aplicaps được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu, được nhiều bác sĩ khuyên dùng và rất nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng.

Duy nhất tháng 6 này tặng ngay hộp quà nâng niu khi mua hàng – Miễn phí ship toàn quốc cho mỗi đơn hàng

Aplicaps Befoma – Vitamin tổng hợp hữu cơ cho thai kỳ. Với công thức 3 tác động:

  • Sắt amin thế hệ mới, hấp thu cao, hạn chế gây táo bón, nóng trong và giúp ngăn ngừa thiếu máu.
  • Quatrefolic – axit folic thế hệ 4, không qua chuyển hóa, trực tiếp phân giải thành axit folic, giúp phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • 16 vitamin và khoáng chất khác, đảm bảo dinh dưỡng tối ưu cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Aplicaps Menacal – cung cấp canxi tự nhiên D3K2 không lo nóng không táo cho bà bầu. Công thức 3 tác động giúp tối ưu hóa hấp thu canxi, giảm đau mỏi, tê chân:

  • Canxi tự nhiên từ tảo đỏ và san hô có khả năng hòa tan cao, tăng hoạt tính sinh học và cấu trúc lỗ xốp tổ ong, tối ưu hóa hấp thu canxi và không lắng đọng.
  • Nhóm khoáng chất Magie, Kẽm, Selen kích hoạt enzym hoạt hóa vitamin D hấp thu canxi.
  • Vitamin D3 giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi từ ruột vào máu và vitamin K thúc đẩy canxi gắn vào tủy xương.

Aplicaps Hymega – DHA tinh khiết hàm lượng cao. Công thức 3 thành phần ưu việt cho cảm xúc trí tuệ toàn diện:

  • DHA giúp bé phát triển não bộ toàn diện và thị giác, ngăn ngừa chứng hay quên và trầm cảm sau sinh cho mẹ.
  • EPA giúp giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật.
  • Vitamin E giúp tối ưu hóa hấp thu DHA và an thai.

Bộ 3 Aplicaps là sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ từ khi chuẩn bị mang thai đến sau sinh. Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung của Hội đồng Liên minh châu Âu (EFSA), chứng nhận GRAS của FDA Hoa Kỳ, chứng nhận của Tổ chức về Sức Khỏe Châu Âu và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Aplicaps đang có nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho mẹ bầu sắp “cán đích”. Ngoài ra, chương trình “Mua 1 tặng 1” sắp kết thúc, hàng ngàn quà tặng đã sẵn sàng gửi đến các mẹ. Đội ngũ chuyên gia thai kỳ Aplicaps cũng luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bầu. Mẹ còn chần chờ gì nữa mà không để lại thông tin của mình ngay dưới form dưới đây.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Trên đây là những thông tin giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc “8 tháng là bao nhiêu tuần?”. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp nội dung bổ ích giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy truy cập ngay tại ĐÂY hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để được các chuyên gia tư vấn.

Dược sĩ Anh Thư

 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 What to Expect at 8 Months Pregnant. Truy cập ngày 1/7/2022.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/8-months-pregnant#how-many-weeks
2 13 Foods to Eat When You’re Pregnant. Truy cập ngày 1/7/2022.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/8-months-pregnant#how-many-weeks

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ