Khi mang thai, mẹ bầu luôn đặt chế độ dinh dưỡng lên hàng đầu. Vậy mẹ bầu đã biết thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt chưa? Việc bổ sung sắt không những cần thiết cho mẹ mà còn ảnh hưởng để sự phát triển của thai nhi. Vì thế, bổ sung sắt đúng lúc và kịp thời là điều các mẹ bầu luôn quan tâm. Vậy bầu mấy tháng thì uống sắt? Tất cả sẽ được Aplicaps giải đáp trong bài viết sau đây.
Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt?
Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên uống sắt ngay khi phát hiện mang thai. Trung bình, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tạo máu nuôi thai nhi. Đồng thời, sắt giúp mẹ bầu đủ lượng máu nuôi nhau thai và giúp con phát triển tốt.
Sắt nên được uống kéo dài đến hết thai kỳ. Thậm chí, các chuyên gia cho rằng phụ nữ sau khi sinh con vẫn nên bổ sung sắt khoảng 1 tháng. Theo thống kê, phụ nữ mang thai nên cung cấp 30mg sắt mỗi ngày và liều lượng này có thể tăng lên tùy vào các trường hợp sau:
- Mẹ bầu bị thiếu máu trước khi mang thai
- Mang thai nhiều hơn một bé (sinh đôi, sinh ba)
- Tăng liều lượng sắt theo chỉ định của bác sĩ vào tuần thứ 20 và trước khi sinh[1]
Tại sao cần bổ sung sắt trong khi mang thai?
Ngoài tìm hiểu thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào, bạn cũng nên biết tầm quan trọng của việc bổ sung sắt. Sắt không chỉ có vai trò thiết yếu trong việc phát triển của thai nhi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ sau này.
Vai trò của sắt đối với người mẹ
Khi mang thai, mẹ bầu cần sản xuất một lượng lớn máu để nuôi thai nhi. Lượng máu tăng lên đồng nghĩa với mẹ bầu cần nhiều sắt hơn bình thường. Theo nghiên cứu, phụ nữ bình thường cần 19mg sắt, nhưng ở mẹ bầu cần trung bình khoảng 30mg.
Sắt giúp mẹ bầu tăng lượng hemoglobin, hay còn gọi là hồng cầu. Hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các cơ quan của cơ thể và điều hòa quá trình chuyển hóa. Do đó, việc thiếu sắt trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu gặp các biến chứng như:
- Thiếu máu thai kỳ.
- Khó thở, mệt mỏi, chóng mặt.
- Sinh non, sinh thiếu tháng.
- Nhiễm trùng khi sinh nở.[2]
Vai trò của sắt đối với thai nhi
Không chỉ riêng mẹ, việc thiếu sắt ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của bé. Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu không bổ sung đủ sắt thì thai nhi có nguy cơ:
- Phát triển không đầy đủ hoặc phát triển chậm.
- Bé sinh non, nhẹ cân.
- Thiếu máu bẩm sinh ở trẻ sau này.
- Bé dễ gặp các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,…
Cách nhận biết bà bầu thiếu sắt
Như vậy, bạn đã biết thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt. Tuy nhiên, mỗi cơ địa khác nhau sẽ có liều lượng sắt cần bổ sung khác nhau. Do đó, bạn nên lưu ý một số dấu hiệu bà bầu khi bị thiếu sắt để nhận biết bản thân có đang cần uống thêm sắt hay không?
Một số triệu chứng cho thấy mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt như:
- Người yếu đuối, cảm thấy mất năng lượng làm việc.
- Cơ thể mất sức lực hoặc khả năng kéo đẩy giảm đáng kể.
- Thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi.
- Hay khó thở hoặc thở gấp sau những hoạt động hằng ngày.
- Da dẻ nhợt nhạt, tái xanh, đặc biệt là ở phao tay và mí mắt trong mất màu hồng tự nhiên.
Lưu ý cho bà bầu bổ sung sắt khi mang thai
Bên cạnh vấn đề cần biết nên uống sắt vào lúc nào khi mang thai, bạn cũng cần nắm rõ lịch uống thuốc sắt cho bà bầu để tăng hiệu quả và bổ sung đầy đủ.
Lịch uống sắt hiệu quả mỗi ngày dành cho bà bầu
Theo các chuyên gia, lịch uống sắt cho bà bầu thích hợp nhất là sau giấc ngủ trưa. Bởi thời điểm này là lúc cơ thể bà bầu có nồng độ sắt thấp nhất. Vì thế, nếu bổ sung vào thời gian này sẽ vừa cung cấp sắt, vừa giúp cho cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể uống sắt trước bữa ăn 30 phút và sau bữa ăn 1 đến 2 tiếng. Hơn nữa, mẹ bầu nên uống sắt cùng nước cam để tăng khả năng hấp thụ sắt. Vì vitamin C trong nước cam giúp chuyển hoá từ sắt (III) thành Sắt (II). Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên uống sắt và canxi cùng lúc vì sẽ làm giảm tác dụng của cả hai. [3]
Tác dụng phụ của việc bổ sung sắt khi mang thai
Việc bổ sung sắt là cần thiết, tuy nhiên mẹ bầu không nên uống quá nhiều và cần có liều lượng nhất định. Vì sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Gây rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Phân có màu đậm, phân xanh hoặc phân đen.
- Đau dạ dày, co thắt dạ dày hoặc gây sốt.
- Gây nôn mửa hoặc chán ăn.
- Một số phản ứng dị ứng nặng như: Phát ban, nổi mề đay, khó thở, sưng tấy cơ thể.
Tuy nhiên, đây là các tác dụng phụ của sắt đối với những người bị dị ứng. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về các rủi ro mà thuốc sắt có thể mang đến cho mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu nên khám sàng lọc trước khi mang thai và nhận tư vấn sức khỏe từ bác sĩ để có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
Những yếu tố giúp mẹ bầu chọn được sản phẩm sắt phù hợp
Vậy thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu? Có những lưu ý gì khi chọn thuốc sắt cho bà bầu không? Với các sản phẩm bổ sung sắt, mẹ bầu nên lưu ý một số yếu tố sau:
- Lựa chọn sản phẩm có hàm lượng sắt phù hợp: Đối với phụ nữ bình thường, lượng sắt cần cung cấp một ngày là 18mg, nhưng với mẹ bầu là 30mg. Do đó, mẹ bầu nên lưu chọn sản phẩm có hàm lượng sắt phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể.
- Nguồn gốc xuất xứ và nhà cung cấp: Mẹ bầu cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ giấy tờ cấp phép, tránh hàng trôi nổi. Các mẹ nên ưu tiên nhà cung cấp có uy tín và và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thực phẩm chức năng cho mẹ bầu.
- Sản phẩm có bổ sung thêm vitamin và các dưỡng chất khác: Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần bổ sung thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau như vitamin C, D, E, K, magie, selen,… Vì thế, một sản phẩm kết hợp giữa sắt cùng với các loại vitamin và khoáng chất sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho mẹ bầu.
- Sản phẩm có thành phần sắt amin: Sắt amin hay còn gọi là sắt thế mới. Ở dạng này, sắt sẽ được hấp thu tối ưu nhất. Đồng thời, sắt amin giảm hiện tượng táo bón cho mẹ bầu so với các loại sắt thông thường.
Dựa vào các yếu tố trên, mẹ bầu có thể căn nhắc sản phẩm phù hợp cho mình. Gợi ý cho bạn một loại sản phẩm được nhiều mẹ ưa chuộng hiện nay, đó là Sắt Aplicaps. Đây là sản phẩm từ Tây Ban Nha, đạt tiêu chuẩn của thực phẩm bổ sung theo chỉ thị 2002/46/EC của Nghị viện Châu u & Hội đồng Liên minh Châu Âu.
Bên cạnh đó, sản phẩm vitamin tổng hợp Aplicaps Befoma còn có thành phần sắt amin đạt chứng nhận an toàn của EFSA. Đồng thời, sản phẩm còn cung cấp vitamin nhóm B, C, D, E, K cùng nhiều khoáng chất cần thiết trong giai đoạn mang thai. Có thể nói, Aplicaps Befoma là lựa chọn hoàn hảo nhất, giúp mẹ bầu cung cấp sắt trong giai đoạn thai kỳ.
Ngoài ra nếu bà bầu đang sử dụng các sản phẩm vitamin tổng hợp khác thì có thể cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm sắt Ferrolip – Sắt sinh học cho bà bầu hấp thu cao không nóng táo.
Trên đây là tất cả những thông tin giải đáp cho câu hỏi “Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt”. Mong rằng, bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp, bạn hãy truy cập ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi đến hotline 1900 656 985 để được chuyên gia tư vấn nhé!
Dược sĩ Anh Th
Tài liệu tham khảo
↑1 | Pregnancy and birth: Do all pregnant women need to take iron supplements?. Truy cập ngày 24/7/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/ |
---|---|
↑2 | Why women should ‘pump iron’ supplements during pregnancy. Truy cập ngày 24/7/2022. https://utswmed.org/medblog/iron-supplements-pregnancy/ |
↑3 | Are You Getting Enough Iron?. Truy cập ngày 24/7/2022. https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron |