Tiêm trưởng thành phổi là một phương pháp can thiệp nhằm giảm thiểu các biến chứng liên quan tới hô hấp ở trẻ sơ sinh có chức năng phổi chưa hoàn thiện. Vậy phương pháp này được sử dụng cho những đối tượng nào và có những hạn chế gì đối với mẹ và bé?
Tiêm trưởng thành phổi là gì?
Tiêm trưởng thành phổi là phương pháp tiêm bắp một lượng thuốc cho bà bầu, sau đó thuốc sẽ đi qua hàng rào nhau thai đến thai nhi giúp phổi thai nhi phát triển nhanh hơn. Nhờ đó hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp do chức năng phổi chưa hoàn thiện khi trẻ sinh ra.
Loại thuốc được sử dụng trong tiêm trưởng thành phổi cho thai phụ là các corticosteroid, trong đó phổ biến nhất là betamethasone và dexamethasone. Lý do là bởi các thuốc này dễ dàng qua được hàng rào nhau thai nhưng thời gian thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể thai nhi ngắn và ít gây ức chế hệ miễn dịch của trẻ. [1]
Với ưu điểm là hạn chế các nguy cơ như khó thở, suy hô hấp, dị tật cơ quan (đặc biệt là não) do thiếu oxy… nên phương pháp này hiện được sử dụng phổ biến trong trường hợp trẻ sinh non hoặc trẻ sinh đủ tháng bị suy dinh dưỡng.
Xem thêm: Tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân có thật không? Tư vấn lợi ích, tác hại
Tiêm trưởng thành phổi vào thời điểm nào là tốt nhất?
Thời điểm tiêm trưởng thành phổi là một yếu tố quan trọng cần lưu ý bởi nếu tiêm quá muộn, thuốc sẽ không có tác dụng. Thông thường, bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi cho bà bầu có dấu hiệu hoặc nguy cơ sinh non vào tuần thai thứ 24 đến tuần 34 của thai kỳ. Với bà bầu cần sinh mổ, thời điểm tiêm có thể kéo dài tới tuần thứ 35 đến tuần 38 của thai kỳ.
Thuốc sẽ phát huy tác dụng trong vòng 1 – 7 ngày. Vì vậy, nếu sau 7 ngày mà bà bầu chưa sinh thì sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm nhắc lại nếu vẫn còn nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, khi đi khám, bác sĩ sẽ tính toán thời điểm tiêm phù hợp nhất sao cho giảm tối đa khả năng bà bầu phải tiêm nhiều hơn một đợt.
Đối tượng nên tiêm trưởng thành phổi trước khi sinh
Việc tiêm trưởng thành phổi ở những bà bầu được dự đoán sinh thường đủ tháng là không cần thiết. Vì thế, không phải mẹ bầu nào cũng nên tiêm trưởng thành phổi. Vậy những đối tượng nào cần thực hiện phương pháp này trước khi sinh?
Mẹ chuyển dạ sớm trước 35 tuần
Chuyển dạ sớm trước tuần thứ 35 trong thai kỳ là một dấu hiệu điển hình báo bà bầu sắp sinh non. Trong trường hợp này, thường mẹ bầu chỉ cần tiêm một đợt duy nhất và đợi chuẩn bị sinh.
Mẹ nghi ngờ sẽ sinh non dù tình trạng này vẫn chưa chắc chắn
Đôi khi, mẹ bầu sẽ không thể thấy được những dấu hiệu sinh non rõ ràng. Tuy nhiên, khi được thăm khám, có thể bác sĩ vẫn chỉ định người mẹ tiêm trưởng thành phổi nếu nghi ngờ mẹ bầu có khả năng sinh non dù chưa chắc chắn.
Xuất huyết âm đạo hoặc ối vỡ non trước 35 tuần
Xuất huyết (chảy máu) âm đạo hoặc/và vỡ nước ối sớm trước tuần thai thứ 35 của thai kỳ cũng là những dấu hiệu điển hình của sinh non. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định bà bầu tiêm trưởng thành phổi một đợt duy nhất trong khoảng thời gian kéo dài chờ sinh.
Một số trường hợp trẻ sinh sớm có thể có lợi hơn cho cả mẹ và con
Mặc dù đem lại nhiều rủi ro nhưng đôi khi sinh non lại được lựa chọn sau khi cân nhắc giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ. Một số trường hợp có thể kể tới bao gồm: thai nhi bị suy dinh dưỡng nặng, thai phụ bị tăng huyết áp, suy tim nặng, đái tháo đường thai kỳ có phát hiện biến chứng…
Những trường hợp này thường được chỉ định sinh sớm trước một vài tuần (tùy tình trạng của từng bà bầu) so với sinh thường để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tiêm trưởng thành phổi có hại gì cho thai kỳ không?
Lợi ích của việc tiêm trưởng thành phổi vượt trội hơn hẳn nguy cơ mà nó mang đến bởi liên quan tới sự sống còn của thai nhi. Tuy chưa có đầy đủ bằng chứng để kết luận chính xác nhưng vẫn có một số thử nghiệm đã chỉ ra tác dụng phụ của phương pháp này (thường gặp khi tiêm nhiều hơn một đợt) bao gồm:
- Tăng nồng độ đường huyết tạm thời ở bà bầu: Cần lưu ý với bà bầu đang mắc đái tháo đường thai kỳ để theo dõi lượng đường huyết một cách chặt chẽ hơn, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. [2]https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/should-i-take-steroids-during-preterm-labor_5437
- Nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trẻ: Phổ biến nhất là tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý sau một vài năm trẻ được sinh ra. [3]https://www.imperial.ac.uk/news/136366/steroid-injections-premature-babies-linked-mental/
- Nguy cơ sốc phản vệ ở bà bầu, suy thượng thận ở bà bầu và trẻ sơ sinh: Đây đều là những tác dụng phụ hiếm gặp và có ít bằng chứng khoa học. Chính vì thế, bà bầu không nên quá lo lắng về tác dụng không mong muốn này.
Aplicaps Befoma – Cung cấp vitamin và khoáng chất từ châu Âu
Để hạn chế nguy cơ sinh non cho thai phụ cũng như đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, bà bầu có thể sử dụng sản phẩm Aplicaps Befoma. Đây là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Tây Ban Nha và đã đạt chứng nhận an toàn của EFSA.
Befoma chứa nhiều thành phần tối ưu như: sắt amin thế hệ mới có khả năng hấp thu và dung nạp tốt hơn các dòng sắt hữu cơ khác, acid folic thế hệ 4 giúp tăng khả năng ngừa sinh non, các loại vitamin và khoáng chất khác nhau giúp thai nhi phát triển bình thường. Vì thế, sản phẩm đã được nhiều chuyên gia sản khoa khuyên dùng.
Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc, vui lòng bấm TẠI ĐÂY
Hoặc Đặt mua giao hàng tận nhà bấm TẠI ĐÂY
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, mẹ vui lòng liên hệ đến số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2), các chuyên gia sản khoa giàu kinh nghiệm của Aplicaps luôn có mặt để hỗ trợ mẹ 24/7.
Tài liệu tham khảo
↑1 | What are the benefits and risks of giving corticosteroids to pregnant women at risk of premature birth? Truy cập ngày 07/08/2022. https://www.cochrane.org/CD004454/PREG_what-are-benefits-and-risks-giving-corticosteroids-pregnant-women-risk-premature-birth |
---|---|
↑2 | Should I take steroids during preterm labor? Truy cập ngày 07/08/2022. https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/should-i-take-steroids-during-preterm-labor_5437 |
↑3 | Steroid injections for premature babies linked to mental health risk. Truy cập ngày 07/08/2022. https://www.imperial.ac.uk/news/136366/steroid-injections-premature-babies-linked-mental/ |