ba-bau-an-trung-vit-lon

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? – Góc giải đáp dành cho mẹ bầu

Trứng vịt lộn hay hột vịt lộn là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: protein, canxi, vitamin A, B1, B2, C… Vậy bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Nếu ăn thì ăn từ tháng thứ mấy, và nên ăn bao nhiêu quả? Đây có câu lời cho chủ đề này mọi người hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Để trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn trứng vịt lộn được không thì điều đầu tiên mẹ bầu cần biết trong loại thực phẩm này chứa những loại dưỡng chất gì? Sau đây là những dưỡng chất có trong trứng vịt lộn.

  • Khoảng 182 kcal năng lượng
  • 13,6gr protein
  • 12,4gr lipit
  • 82mg canxi
  • 212mg photpho
  • 600mg cholesterol
  • Một số vitamin và khoáng chất như: sắt canxi, vitamin A, vitamin B2, vitamin B1, vitamin C…

Nhìn các thành phần có trong 1 quả trứng vịt lộn, chắc hẳn mẹ cũng thấy được loại thực phẩm này cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể rồi phải không nào. Khi ăn trứng vịt lộn sẽ giúp mẹ bổ sung sắt, canxi, vitamin A cho quá trình mang thai.

Điều này rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, khi mang thai mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn được. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho quá trình mang thai thì mẹ bầu nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

ba-bau-an-trung-vit-lon-duoc-khong
Khi mang thai mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn được.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn vào tháng thứ mấy?

Nếu bà bầu ăn trứng vịt lộn với rau răm và gừng thì nên ăn vào giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ tốt nhất. Nếu những tháng đầu của thai kỳ nếu mẹ ăn nhiều trứng vịt lộn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. 

Vậy bà bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được trứng vịt lộn. Nhưng cần phải ăn với số lượng rất ít không nên ăn quá nhiều để tránh những ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Trong trứng vịt lộn chứa rất nhiều dưỡng chất nên sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm một số triệu chứng như: suy nhược cơ thể, đau đầu chóng mặt, thiếu máu thiếu sắt,…

Bà bầu ăn trứng vịt lộn bao nhiêu là đủ?

Do trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch và huyết áp. Đồng thời, ăn nhiều trứng vịt lộn thường xuyên sẽ tích lũy một lượng lớn vitamin A sẽ gây ra trình trạng vàng da và ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành xương của thai nhi. 

Chính vì thế, khi mang thai, mẹ bầu nên ăn khoảng 1-2 quả mỗi tuần. Mẹ không nên ăn quá nhiều vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi.

ba-bau-an-bao-nhieu-qua-vit-lon-la-du
Khi mang thai mẹ bầu nên ăn khoảng 1-2 quả mỗi tuần.

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng cút lộn được không?

Trứng cút lộn có kích thước nhỏ hơn trứng vịt lộn, nhưng đây cũng là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích. Vậy bà bầu ăn trứng cút lộn được không?

Trong trứng cút lộn chứa rất nhiều dưỡng chất như: protein, gluxit, lipid, beta caroten, sắt, canxi, kali, photpho, vitamin A, D, E, B1… Đây là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu. Do đó, mẹ bầu có thể ăn được trứng cút lộn nhé.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trứng cút lộn, đặt biệt là ăn cùng với rau răm. Bởi ăn nhiều rau răm có thể khiến mẹ bị co bóp tử cung, dẫn đến tình trạng sảy thai.

bau-3-thang-dau-an-trung-cut-lon-duoc-khong
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trứng cút lộn, đặt biệt là ăn cùng với rau răm.

Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Với những thông tin ở trên chắc hẳn mẹ đã biết được trứng vịt lộn hay trứng cút lộn đề mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo được việc cung cấp các dưỡng chất tốt cho cơ thể cũng như đảm bảo được độ an toàn thì khi sử dụng mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây.

  • Đối với mẹ bầu thuộc các trường hợp sau không nên ăn trứng vịt lộn: tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, đang gặp bệnh lý về tim mach. 
  • Đối với những mẹ bầu bị thừa cân trước thai kỳ hoặc đang bị tăng cân mất kiểm soát thì cũng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn.
  • Bà bầu không nên ăn trứng vào buổi tốt vì nó dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ rất nhiều.
  • Trong 3 tháng đầu nếu mẹ muốn ăn trứng vịt lộn nên ăn ít và không nên ăn cùng với rau răm. Bởi rau răm có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Ăn trứng vịt lộn thì không nên bổ sung thêm vitamin A. Nếu bổ sung thêm vitamin A dễ dẫn đến tình trạng thừa vitamin B gây ra tình trạng không tốt cho sức khỏe.
  • Để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất và tăng cân nhanh chóng thì vào những tháng cuối của thai kỳ mẹ có thể ăn nhiều hơn là 4 trứng/tuần.
  • Khi ăn trứng vịt lộn mẹ bầu cần chú ý là nên nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn khi ăn.
  • Tránh kết hợp với các gia vị nóng: Mẹ bầu không nên ăn trứng vịt lộn cùng gia vị nóng (ớt, tỏi,…) hoặc cho quá nhiều muối,… Điều này sẽ khiến mẹ bầu bị nóng trong người, đầy hơi, khó tiêu.

Đọc thêm:

Bà bầu ăn măng được không
Bà bầu ăn trứng ngỗng

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề bà bầu ăn trứng vịt lộn. Hy vọng qua bài viết này mẹ bầu sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn. Chúc mẹ cệc bổ sung kali sẽ giúp cơ thể chống lại nguy cơ đột quỵ.

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, cân nặng đạt chuẩn, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên Phó trưởng khoa Bệnh viện Phụ sản Trung Ương khuyên mẹ nên bổ sung bộ 3 Aplicaps:

  • Vitamin tổng hợp Aplicaps Befoma bổ sung sắt, axit folic cùng 16 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho thai kỳ.
  • Canxi Aplicaps Menacal bổ sung canxi, kết hợp với vitamin D3 & K2 cùng các khoáng tố giúp tối ưu hóa hấp thu canxi.
  • DHA Aplicaps Hymega bổ sung DHA, EPA cùng vitamin E, cho con thông minh lanh lợi.

Bộ 3 aplicaps

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ