các mũi tiêm phòng quan trọng trong thai kỳ

Livestream cùng bác sĩ: Các mũi tiêm phòng quan trọng trong thai kỳ mẹ cần lưu ý

Tiêm phòng trước mang thai là việc ai cũng nên làm. Tiêm phòng giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho quá trình thai kỳ sắp tới. Trong thời gian mang thai, bạn cũng có thể hoàn toàn tiêm phòng được theo chỉ định của bác sĩ.

Các mũi tiêm phòng quan trọng là:

  • Viêm gan B: 3 mũi trong thời gian 8 tháng. Viêm gan B có thể hoàn toàn tiêm được trong thời gian mang thai. Nhưng bạn nên tiêm trước khi mang thai là tốt nhất.
  • Tiêm phòng uốn ván: tiêm khi mang thai 24 tuần. Sau đó ít nhất 4 tuần tiêm mũi 2.
  • Tiêm phòng cúm.

1. Không tiêm uốn ván có làm sao không?

Theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế, mẹ bầu nên tiêm uốn ván. Nếu mẹ đã tiêm đủ 2 mũi rồi, trong khoảng thời gian 5 năm đổ lại, bạn chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất. Trên 5 năm thì cần tiêm lại từ đầu. Mặc dù vệ sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn ở bệnh viện được thực hiện rất tốt, trường hợp mắc uốn ván ít xảy ra. Nhưng bạn vẫn nên tiêm phòng để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Tiêm uốn ván là một trong những mũi tiêm quan trọng theo khuyến cáo Bộ y tế
Tiêm uốn ván là một trong những mũi tiêm quan trọng theo khuyến cáo Bộ y tế

2. Nghe nói tiêm uốn ván xong mất tim thai, tim thai yếu hoặc đạp ít đi hẳn?

Điều này hoàn toàn không đúng. Tim thai yếu có rất nhiều yếu tố gây ra không phải do tiêm phòng uốn ván. Em bé đạp mạnh hay nhẹ còn phụ thuộc vào vị trí và tư thế của thai.

3. Dọa sinh non mà tiêm 3 mũi trưởng thành phổi trong 2 ngày có nguy hiểm đến con không?

Tiêm trưởng thành phổi chỉ tiêm 2 mũi và cách nhau đúng 24 tiếng. Sau khi tiêm, con sẽ đạp yếu đi trong 4-5 ngày nhưng không làm cho thai không phát triển được. Tiêm trưởng thành phổi cần cân nhắc giữa lợi ích và tác hại.

Tiêm trưởng thành phổi là tiêm corticoid vào trong cơ thể khi bạn có nguy cơ sinh non, thai nhỏ hơn 34 tuần tuổi. Các chất trong phổi tráng lên các phế nang phổi chưa được tiết ra một cách đầy đủ khiến cho em bé chưa thể tự hô hấp bên ngoài môi trường. Nếu không tiêm trưởng thành phổi, các chất đó không có trên các phế nang. Điều này khiến em bé khi sinh ra không thở được.
Còn tác dụng phụ khi tiêm trưởng thành phổi là con đạp ít đi, nhẹ hơn, chậm tăng cân một chút và có thể ảnh hưởng đến thần kinh (rất ít khi gặp).

4. Bầu 13 tuần bị nghén, sau nghén nặng thêm và thở mệt.

Nghén là tình trạng không ai mong muốn nhưng không có cách nào để thoát khỏi tình trạng này. Chỉ có cách giảm nghén duy nhất là dùng magie sulfat.

5. Trước sinh non 34 tuần, bây giờ thai 17 tuần thi thoảng cảm thấy tức bụng dưới trái phải làm gì?

Trước tiên, bạn cần phải đi khám. Nếu có yếu tố nguy cơ sinh non 17 tuần có thể khâu vòng cổ tử cung và đặt thêm thuốc nội tiết để làm ổn định và duy trì độ dài cổ tử cung.

6. Em mới có bầu, mang thai lần đầu, những mũi tiêm quan trọng và cần thiết trong thai kỳ là gì?

Trong khoảng thời gian mang thai không tiêm được nhiều. Có 2 mũi tiêm duy nhất là:

  • Viêm gan B: Nếu bạn đang tiêm dở.
  • Uốn ván: Sớm nhất là 24 tuần, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần đồng thời cách thời gian sinh ít nhất 4 tuần.
các mũi tiêm phòng quan trọng trong thai kỳ
Các mũi tiêm phòng quan trọng trong thai kỳ

7. Em bé có các chỉ số bình thường có cần tiêm trưởng thành phổi không?

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của trẻ để cân nhắc tiêm trưởng thành phổi. Trong trường hợp các chỉ số bình thường, em bé không có nguy cơ sinh non thì không cần tiêm.

8. Tiêm uốn ván mũi 2 bị ngứa có sao không?

Cần xem xét xem có tác nhân gì lạ gây hiện tượng ngứa hay không. Tiêm uốn ván ít khi gây ngứa như thế.

9. Đi siêu âm bác sĩ bảo có dịch sau rau, em bầu 6 tuần có chút dịch vàng nâu có nguy hiểm đến bé không?

Khi đang mang thai, tình trạng ra dịch bất thường là có vấn đề và cần phải đi khám. Việc tụ dịch đến màng nuôi trong 3 tháng đầu rất khó để trả lời có nguy hiểm không. Vì trong 3 tháng đầu, thai vẫn có thể bị tụ dịch sinh lý và sẽ tự mất.

10. Bé 21 tuần nhìn hình em thấy bị sứt môi nhưng bác sĩ bảo không sao. Không biết có ảnh hưởng gì không ạ?

Hình ảnh siêu âm đánh giá theo sóng âm phản xạ lại nên có những góc khuất. Trong trường hợp em bé bị sứt môi bạn cũng không cần phải lo lắng quá vì có thể vá được khi em bé còn nhỏ. Lớn lên gần như không thấy dấu vết.

11. Tiêm trưởng thành phổi có tác dụng phụ về thần kinh em lo quá?

Tiêm trưởng thành phổi có thể ảnh hưởng đến thần kinh nhưng không chắc chắn là có ảnh hưởng. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa cái được và cái mất.

12. Bị thủy đậu tuần thứ 15 có ảnh hưởng đến em bé không?

Thủy đậu khi mang thai không gây ra dị tật nhưng có yếu tố nguy cơ gây hội chứng và ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của em bé (sẹo thủy đậu). Do đó, mình cần tiếp tục theo dõi và chưa có gì chắc chắn cả.

13. Đi khám bác sĩ bảo dọa sinh non nên tiêm trưởng thành phổi, tiêm từ tuần 30 con 1,3kg. Bây giờ 33 tuần con 1,6kg. Có phải tiêm trưởng thành phổi làm em bé chậm phát triển không?

Một trong những tác dụng phụ của tiêm trưởng thành phổi là con chậm tăng cân so với bình thường. Nhưng tăng cân chỉ chậm hơn một chút nên bạn không cần lo lắng quá. 33 tuần 1,6kg vẫn là bình thường.

14. 31 tuần 4 ngày bị rau tiền đạo có nên tiêm trưởng thành phổi không?

Bạn nên cân nhắc đến vấn đề tiêm trưởng thành phổi. Nếu em bé ở trong bụng thêm 2 tuần nữa thì sẽ không cần phải tiêm. Nên sẽ được đánh giá và cân nhắc rất nhiều yếu tố.

15. Thai 35 tuần có dấu hiệu chuyển dạ sinh non mà em có tiêm trưởng thành phổi rồi thì sinh ra em bé có phải nằm lồng kính hay không?

Không tiêm trưởng thành phổi thì em bé 35 tuần đã có thể hô hấp bình thường mẹ bầu nói to có ảnh hưởng đến thai nhi. Ít khả năng em bé phải nằm lồng kính.

16. Thai 26 tuần mà có ngôi thuận rồi sợ sinh sớm không?

Hiện tại, ngôi thai vẫn thay đổi và chưa cố định. Và cũng không liên quan đến việc sinh sớm.

17. 25 tuần cổ tử cung 27 có sao không?

25 tuần cổ tử cung 27 hơi ngắn, có thể bạn sẽ phải đặt thuốc.

18. Trước khi bầu 8 tháng có tiêm phòng mũi 3 trong 1. Giờ bầu bé được 22 tuần có cần tiêm đủ 2 mũi không?

Bạn chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nữa.

19. Thai khoảng bao nhiêu tuần thì vào tổ?

Thông thường khoảng 5 tuần thì thai vào tổ.

20. Sau sinh cần bổ sung những gì?

Sau sinh vẫn nên bổ sung canxi, sắt, vitamin, DHA vì dinh dưỡng vẫn theo sữa mẹ để ra nuôi con. Bạn có thể tham khảo bộ 3 Aplicaps dành cho bà bầu.

21. Có tiền sử hạ canxi có ảnh hưởng tới lúc sinh không?

Bạn cần bổ sung canxi và nên chọn những loại canxi nào dễ hấp thu, có bổ sung vitamin D3, K2 để canxi được hấp thu tối ưu vào cơ thể. Canxi Aplicaps Menacal là một lựa chọn thích hợp cho mẹ bầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ