dấu hiệu thụ thai không thành công

9 dấu hiệu thụ thai không thành công – Uống gì dễ thụ thai?

Sau khi quan hệ hoặc làm các biện pháp hỗ trợ sinh sản (IUI, IVF), đặc biệt với các cặp vợ chồng đang mong muốn có con, mẹ luôn để tâm đến các biểu hiện mang thai thành công hay chưa. Đây là giai đoạn khiến mẹ cực kỳ lo lắng và hồi hộp. Để giúp mẹ có thể tự kiểm tra tình trạng của mình một cách chuẩn xác hơn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến 9 dấu hiệu thụ thai không thành công. Mời mẹ theo dõi cùng Aplicaps nhé!

Dấu hiệu thụ thai không thành công

Có 2 kiểu dấu hiệu cho thấy việc thụ thai đã thất bại.

  • Thứ nhất là không xuất hiện các dấu hiệu thụ thai thành công.
  • Thứ hai là mẹ có kinh nguyệt.

Cụ thể như sau:

Không xuất hiện các dấu hiệu thụ thai thành công

Để kiểm tra xem đã mang thai hay chưa, mẹ hãy chú ý đến các triệu chứng trong vòng 1 tuần kể từ ngày giao hợp. Nếu không thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây thì việc thụ thai đã thất bại:

Không căng tức ngực, không thâm quầng ngực

Ngực căng tức, đau âm ỉ là những triệu chứng thường gặp ở những tuần đầu mang thai. Nếu mẹ không cảm thấy bất thường vòng một, kèm theo quầng ngực không bị thâm hoặc đổi màu thì thụ thai không thành công.

Không đau lâm râm bụng dưới

Khi thai thành công làm tổ trong buồng tử cung sẽ tạo cảm giác đau vùng bụng dưới khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên mẹ cũng đừng nhầm lẫn dấu hiệu này với các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu hoặc táo bón.

Que thử thai không lên 2 vạch

Sau 7 – 14 ngày quan hệ, mẹ có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra kết quả. Nếu que không hiện 2 vạch có nghĩa là thử thai không thành công.

Không có dấu hiệu của ốm nghén

Dấu hiệu ốm nghén bao gồm buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị. Đây đều là những triệu chứng đầu tiên mà hầu hết thai phụ đều gặp phải ở những tuần đầu. Điều này cho thấy cơ thể mẹ không có sự thay đổi nào và vẫn chưa mang bầu.

dấu hiệu thụ thai không thành công
Một số dấu hiệu của mang thai thành công

Xuất hiện dấu hiệu của kinh nguyệt

Một dấu hiệu nữa cho thấy việc mang bầu không thành công đó là xuất hiện kinh nguyệt. Tuy nhiên có một hiện tượng khác mẹ có thể nhầm lẫn với kinh nguyệt đó là máu báo thai. Vậy sự khác nhau giữa hai hiện tượng này là gì?

Đặc điểm Có thai Có kinh nguyệt
Chảy máu Lượng máu rất ít, chỉ vài giọt, thậm chí không đủ để thấm ướt băng vệ sinh Lượng máu nhiều, có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày
Que thử thai Que thử hiện 2 vạch Que thử không hiện 2 vạch
Dịch âm đạo Tiết dịch màu trắng đục Không tiết dịch
Đau bụng dưới Đau bụng lâm râm Đau căng tức đến dữ dội
Đau lưng Không đau lưng hoặc đau lâm râm nhẹ Đau lưng nhiều trước và trong suốt kỳ kinh

Máu báo thai và máu kinh nguyệt có một số điểm tương đồng, đặc biệt với mẹ kinh nguyệt thất thường. Tuy nhiên để chắc chắn về kết quả mang thai, mẹ nên thử bằng que thử hoặc đến cơ sở uy tín để đo nồng độ hCG và kiểm tra. [1]

Nguyên nhân thụ thai không thành công

Việc thụ thai không thành công có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Nhưng trên hết, hãy tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân để có kế hoạch mang thai lại. Việc thụ thai không thành công chủ yếu do 5 nguyên nhân dưới đây: [2]

– Chất lượng phôi kém: Điều này có thể liên quan đến tuổi của người mẹ hoặc chất lượng trứng – tinh trùng chưa tốt. Chúng ảnh hưởng đến chất lượng phôi dẫn đến thụ thai thất bại.

– Có bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể: Một số phôi thai có thể có bất thường về gen hoặc NST khiến chúng không thể hoặc khó làm tổ trong buồng tử cung. Nguyên nhân có thể do mang thai khi lớn tuổi hoặc bản thân tinh trùng và trứng mang bộ NST bất thường.

– Bất thường về tử cung: Một số mẹ có cấu tạo tử cung khác biệt hoặc bị dị tật bẩm sinh khiến phôi thai khó bám vào thành tử cung. Điển hình như các trường hợp tử cung hẹp, u xơ tử cung, tử cung có vách ngăn,…

– Tuổi mẹ và chất lượng trứng: Nhóm phụ nữ lớn tuổi có cổ tử cung yếu, chất lượng trứng kém hơn dẫn đến việc thụ thai khó hơn. Đồng thời, càng lớn tuổi, nguy cơ sảy thai càng cao nên mẹ cần hết sức cân nhắc khi quyết định mang thai nếu tuổi mẹ lớn hơn 35 tuổi.

– Lối sống của mẹ: Người phụ nữ có thói quen hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn hoặc người béo phì, thường xuyên căng thẳng stress cũng khiến việc làm tổ của phôi thai gặp khó khăn.

nguyên nhân thụ thai không thành công
Một số nguyên nhân khiến việc thụ thai không thành công

Mẹ nên làm gì nếu thụ thai không thành công?

Khi cơ thể xuất hiện các bất thường khiến việc mang thai không thành công, mẹ nên đi khám và điều trị nguyên nhân càng sớm càng tốt. Mẹ cần chú ý các nội dung sau:

Liệu pháp điều trị

Hiện nay có nhiều liệu pháp được ứng dụng trong việc điều trị hiếm muộn. Các giải pháp thường dùng như uống thuốc bổ trứng, liệu pháp hormon, thuốc chống đông, thụ tinh ống nghiệm, liệu pháp kháng sinh, mang thai hộ hoặc hiến tặng trứng.

Chăm sóc cơ thể

Khi đang có kế hoạch mang thai, các cặp vợ chồng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Trong đó các bữa ăn cần đảm bảo cân bằng và đầy đủ đa dạng vitamin và khoáng chất như acid folic, vitamin A, sắt, kali, kẽm, vitamin C, E, B2, B6, đồng, niacin,…  Đặc biệt, thức ăn nhiều chất béo, thuốc lá rượu bia nên được hạn chế tối đa để người mẹ chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh cho việc mang thai.

Ngoài ra mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ trứng hoặc bổ sung acid folic. Dưới đây là những sản phẩm mẹ có thể tham khảo:

  • Befoma: Đây là sản phẩm vitamin tổng hợp được nhập khẩu chính ngạch châu Âu, đạt nhiều tiêu chuẩn chất lượng khắt khe tại châu Âu. Befoma cung cấp cho mẹ một hệ dinh dưỡng đa dạng gồm vitamin và khoáng chất cần thiết như sắt, acid folic, vitamin A, kali, kẽm, các vitamin nhóm B,… Nhờ đó mẹ được nâng cao sức khỏe và hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sau này.
  • Fertistill: Sản phẩm này cung cấp các dưỡng chất không thể thiếu cho phụ nữ có dự định mang thai như Myo-inositol, Coenzym Q10, vitamin D3,… Sản phẩm được bào chế dưới dạng bột cùng hương chanh tự nhiên thanh mát giúp mẹ dễ dàng sử dụng.
Vitamin tổng hợp befoma và bổ trứng Fertistill
Befoma và Fertistill cung cấp dưỡng chất cho trứng và sức khỏe tổng quát của mẹ

Như vậy, thông qua bài viết này, chắc chắn mẹ đã biết được đâu là dấu hiệu thụ thai không thành công. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc trang bị thêm kiến thức bổ ích cho chặng đường làm mẹ của mình. Nếu cần hỗ trợ thêm các vấn đề về thai kỳ khác, mẹ hãy gọi đến số hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ.

Dược sĩ Tú Oanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Implantation Bleeding vs. Period Bleeding: How to Tell the Difference. Ngày truy cập: 30/11/2023.
https://www.healthline.com/health/implantation-bleeding-vs-period
2 Understanding Infertility: Symptoms and Causes. Ngày truy cập: 30/1/2023.
https://www.webmd.com/infertility-and-reproduction/guide/understanding-infertility-symptoms

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ