kích thước túi thai theo tuần

Bảng kích thước túi thai theo tuần – Nhận biết túi thai bất thường

Dựa vào bảng kích thước túi thai theo tuần, bác sĩ và mẹ bầu có thể đánh giá được mức độ phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, kích thước túi thai còn giúp bác sĩ tính toán chính xác tuổi thai và ngày dự sinh. Để hiểu hơn về cách tính toán và đánh giá này, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của Aplicaps nhé!

Bảng kích thước túi thai theo tuần từ tuần thứ 4 đến tuần thai 13

Kích thước túi thai chỉ được dùng để tính tuổi thai và đánh giá sức khỏe thai nhi từ tuần 4 – 9. Sau khoảng thời gian này, thai nhi lớn dần lên, có thể nhìn rõ từng bộ phận qua siêu âm nên việc đo kích thước túi thai không còn mang lại nhiều ý nghĩa. Thay vào đó, người ta dùng chỉ số CRL (chiều dài đầu mông) để đánh giá thay cho kích thước túi thai.

Tuổi thai Đường kính túi thai (GSD) Chiều dài đầu mông (CRL)
4 tuần 3 mm
5 tuần 6 mm
6 tuần 14 mm
7 tuần 27 mm 8 mm
8 tuần 29 mm 15 mm
9 tuần 21 mm
10 tuần 31 mm
11 tuần 41 mm
12 tuần 51 mm
13 tuần 71 mm

Bảng kích thước túi thai theo tuần

Kích thước thai nhi thay đổi như thế nào theo từng tuần?

Kích thước thai nhi thay đổi theo tuần, chỉ số này được thể hiện thông qua kết quả siêu âm. Cụ thể như sau:

Thai nhỏ hơn 4 tuần

Giai đoạn này, phôi thai mới chỉ đang phát triển nên kích thước khá bé. Do đó, các chỉ số về thai nhi chưa thể đánh giá chính xác.

Giai đoạn 4 – 5 tuần

Phôi thai tuần 4 – 5 của thai kỳ có sự thay đổi đáng kể, những đặc điểm bên ngoài của thai nhi cũng dần thay đổi. Thông qua siêu âm, mẹ có thể biết được đường kính túi thai khaorng 3 – 6 mm vào tuần 4 và 6 – 12mm vào tuần thứ 5.

Giai đoạn 6 – 7 tuần

Ở tuần, thai nhi phát triển một số bộ phận như cánh tay, chồi chân, trái tim, cột sống,… Kích thước thai nhi theo tuần này cũng có sự thay đổi đáng kể. Vào tuần thứ 6, kích thước túi thai là 14 – 25mm và vào tuần thứ 7 là 27mm.

Tuần thứ 8

Thai nhi tiếp tục phát triển các bộ phận như phổi, não bộ, tay, chân,… Kích thước thai nhi tuần này ghi nhận được là:

  • Chiều dài tính từ đầu đến mông: 1.6cm
  • Khối lượng thai nhi: 1g

Tuần thứ 9

Giai đoạn này, thai nhi có sự thay đổi rõ rệt so với các tuần thai trước. Cụ thể là: Khuỷu tay và cánh tay phát triển, núm vú và nang lông hình thành, siêu âm có thể quan sát được ngón chân của bé, các cơ quan chính đều bắt đầu phát triển.

Về kích thước thai nhi ghi nhận được trong tuần thai này là 2.3cm và khối lượng là 2g.

Tuần thứ 10

Vào tuần thai này, một số bộ phận thai nhi tiếp tục được hình thành như tai ngoài, mí mắt, đường ruột. Trong khi đó kích thước thai nhi theo tuần thứ 10 là 3.1cm, còn khối lượng ước lượng được là 4g.

Tuần thứ 11 – 13

Thai nhi ở tuần này thể hiện sự phát triển qua những đặc điểm như chân, tay, ngón tay, ngón chân, mí mắt, đường nét khuôn mặt, chồi răng, đầu, tế bào hồng cầu, cơ quan sinh dục,…

Bạn có thể tham khảo sự phát triển của kích thước thai nhi từ tuần 11 – 13 qua ảnh dưới đây:

Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
11 4.1 7
12 5.4 14
12 7.4 21 23

Tuần thứ 14 –  18

Ở giai đoạn này, thai nhi có sự thay đổi tại một số cơ quan như gan, mô cơ, hệ xương, tuyến tụy, cơ mặt, tóc, làn da,…

Kích thước thai nhi theo tuần từ 14 – 18 được thể hiện bằng các chỉ số sau:

Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
14 8.7 25 14 43
15 10.1 29 17 70
16 11.6 32 20 100
17 13 36 23 140
18 14.2 39 25 190

Tuần thứ 19 – 21

Thai ở tuần 19 – 21 đã có thể thực hiện một số chức năng như:

  • Thính giác phát triển
  • Thai nhi vận động với tần suất nhiều hơn.
  • Thai nhi cử động giúp mẹ cảm nhận được sự rung nhẹ tại bụng dưới.

Kích thước thai nhi ở tuần 19 – 21 được thể hiện qua các chỉ số sau:

Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
14 15.3 43 28 240
15 16.4 46 31 300

Tuần thứ 22

Ở tuần thứ 22, em bé ngày một hoàn thiện, nhất là các bộ phận như lông mày, lông mi, móng, ngón tay, nhịp tim, cơ bắp,…

Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
14 27.8 53 36 430

Tuần thứ 23 – 25

Thai nhi ở tuần 23 – 25 có sự phát triển như sau:

  • Tủy xương bắt đầu sản xuất những tế bào máu
  • Đường hô hấp dưới phát triển hơn.
  • Cơ thể của thai nhi dần dự trữ chất béo.
Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
23 28.9 56 39 510
24 30 69 42 600
25 34.6 62 44 660

Tuần thứ 26

Các cơ quan của thai nhi cũng phát triển tốt hơn ở tuần thai thứ 26, thể hiện qua các đặc điểm như phổi, dấu vân tay, vân chân, mắt, lông mày, lông mi,…

Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
26 35.6 65 47 760

Tuần thứ 27 – 30

Ở giai đoạn này, thai nhi có sự thay đổi nhanh chóng ở nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm mí mặt, hệ thống thần kinh, não bộ,…

Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
27 36.6 68 49 875
28 37.6 71 52 1005
29 38.6 73 54 1153
30 39.9 76 56 1319

Tuần thứ 31 – 34

Thai nhi đã dần hoàn thiện hơn trong giai đoạn này, điển hình là các cơ quan như hệ xương, phổi,…

Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
31 41.1 78 59 1502
32 42.4 81 61 1702
33 43.7 83 63 1918
34 45 85 65 2146

Tuần thứ 35 – 37

Ở giai đoạn này, kích thước và cân nặng của thai nhi vẫn tiếp tục tăng và có sự thay đổi rõ rệt tại các bộ phận như cơ bắp, xương, mạch máu, tim và làn da.

Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
35 46.2 87 67 2383
36 47.4 89 68 2622
37 48.6 90 70 2859

Tuần thứ 38 – 40

Thai nhi ở tuần thai này gần như phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Một số bộ phận tiếp tục hoàn thiện như tóc, núm vú, móng tay.

Tuần thai Chiều dài từ đầu đến mông (cm) Đường kính lưỡng đỉnh (mm) Chiều dài xương đùi (mm) Khối lượng thai nhi (gam)
38 49.8 92 71 3083
39 50.7 93 73 3288
40 51.2 94 74 3462

Túi thai là gì?

Túi thai là một túi chứa đầy dịch ối bao xung quanh phôi thai, có tác dụng bảo vệ phôi và các cơ quan nuôi dưỡng phôi khác. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, túi thai chính là dấu hiệu mang thai đầu tiên mà bác sĩ có thể xác định được khi nhìn qua siêu âm.

Vào khoảng tuần thứ 4,5 – 5 của thai kỳ, thai di chuyển đến buồng tử cung và làm tổ ở sâu trong lớp niêm mạc. Do vậy, khi đi siêu âm đầu dò, mẹ có thể nhìn thấy túi thai trong tử cung với hình dạng của một khoang rỗng, trong đó có có chứa các cấu trúc nhỏ hơn như yolksac và cực phôi.

Ngoài quan sát hình dạng và các cơ quan có trong túi thai, khi siêu âm, bác sĩ còn đo kích thước của túi thai nữa. Việc đo kích thước túi thai giúp bác sĩ xác định chính xác tuổi thai, qua đó tính ngày dự sinh cho mẹ.

Bên cạnh đó, kích thước của túi thai cũng nói lên sức khỏe thai nhi.

Trên siêu âm, kích thước túi thai được ký hiệu là GS hoặc GSD (ở Việt Nam). Còn ở nước ngoài, kích thước túi thai có thể được ký hiệu là MSD.

Vì sao cần đo kích thước túi thai theo tuần?

Trong mỗi lần siêu âm ở 3 tháng đầu, bên cạnh việc kiểm tra túi thai, bác sĩ luôn kết hợp đo kích thước để đánh giá sức khỏe của thai nhi và đảm bảo không tính nhầm tuổi thai. Vậy làm sao để đánh giá sức khỏe của em bé dựa trên kích thước túi thai? Công thức tính tuổi thai dựa trên kích thước túi thai là như thế nào?

Đánh giá sức khỏe của thai nhi

Một túi thai bình thường cần có đầy đủ những bộ phận nhưng hình dưới đây:

vì sao cần đo kích thước túi thai theo tuần
Cấu trúc của túi thai

Trong đó, chỉ có yolksac và cực phôi (hình dạng ban đầu của phôi thai) là có thể quan sát được trên siêu âm. Vậy, để đánh giá một thai nhi có đang phát triển bình thường hay không, bác sĩ sẽ dựa vào sự xuất hiện của những thành phần này cùng với kích thước đo được của túi thai.

Yolksac

Yolksac là túi nhỏ nằm bên cạnh phôi thai, giữ nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất cho phôi phát triển khi nhau thai chưa hình thành. Yolksac thường được nhìn thấy trên siêu âm cùng với túi thai ngay từ tuần thứ 5 của thai kỳ.

Nếu túi thai không có yolksac, khả năng cao đây là túi thai rỗng – một trong những nguyên nhân gây sảy thai 3 tháng đầu.

Phôi thai

Phôi thai là cơ thể sơ khai của em bé. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ có thế nhìn thấy phôi thai qua siêu âm ở tuần thai thứ 7. Bởi lúc này, phôi thai mới đủ lớn để nhìn thấy được (3 – 5mm).

Một số trường hợp thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi, tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: (1) tính nhầm tuổi thai, (2) trứng trống (trứng rỗng), phôi thai không phát triển. [1]

Tính tuổi thai

Nhiều nghiên cứu về sự phát triển của thai nhi đã chỉ ra rằng, trong khoảng thời gian từ 4 tuần đến 9 tuần, mỗi ngày túi thai lại tăng thêm 1mm. Trong đó, kích thước trung bình của túi thai 4 tuần là 3mm.

Vậy dựa vào kích thước túi thai đo được ở thời điểm siêu âm, bác sĩ có thể tính ra được tuổi thai tại thời điểm đó. Cách tính tuổi thai này hiện là cách tính thông dụng nhất, được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Công thức tính như sau: [2]

Tuổi thai = 4 tuần + (GSD x ngày)

Trong đó, GSD là đường kính túi thai tính bằng mm.

Ví dụ: Bà bầu đi siêu âm và bác sĩ đo được đường kính túi thai (GSD) là 11mm. Vậy tuổi thai = 4 tuần + (11mm x ngày) = 4 tuần + 11 ngày = 5 tuần 4 ngày.

Kích thước túi thai như thế nào là bất thường?

Theo nghiên cứu của Viện Siêu âm Y học Hoa Kỳ, một túi thai phát triển ít hơn 0,6mm/ngày là một túi thai phát triển không bình thường. [3]

Ví dụ, kích thước túi thai đo được ở tuần thứ 5 của mẹ là 6mm. Tuy nhiên, đúng 7 ngày sau (tuần 6) mẹ đi siêu âm lại thì túi thai chỉ có đường kính là 10mm, tăng khoảng 0,57mm/ngày. Trường hợp này được kết luận là phát triển không bình thường. Mẹ sẽ được yêu cầu theo dõi thêm và đi siêu âm lại vào 1 – 2 tuần tiếp theo.

Đọc thêm: Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi đầy đủ nhất – Tuần 1 đến 40

Ngoài ra, nghiên cứu trên còn chỉ ra rằng, túi thai bình thường và túi thai bất thường thường có những đặc biệt như sau:

Túi thai bình thường Túi thai bất thường
Đường kính túi thai lớn hơn 25mm và có phôi thai Đường kính túi thai lớn hơn 25mm nhưng không có phôi thai
Đường kính túi thai lớn hơn 20mm và có yolksac Đường kính túi thai lớn hơn 20mm nhưng không có yolksac

Trong trường hợp túi thai có kích thước bất thường, mẹ bầu nên bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ (khám thai định kỳ, dinh dưỡng đầy đủ). Bởi có rất nhiều trường hợp túi thai có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tiêu chuẩn, nhưng sau đó vẫn phát triển bình thường.

Thai to hoặc nhỏ hơn tiêu chuẩn khiến cho mẹ băn khoăn không biết con có phát triển bình thường không. Chỉ mất 10 giây để lại thông tin, mẹ sẽ được giải đáp miễn phí bởi các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Các phương pháp khác nhau để dự đoán tuổi thai

Tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ, bác sĩ phụ sản sẽ dựa vào những chỉ số khác nhau để tính toán tuổi thai nhi. Cụ thể như sau:

  • 4 – 6 tuần: Dựa theo kích thước túi thai. Cách tính đã được trình bày và giải thích rõ trong mục 2.2.
  • 6 – 12 tuần: Trong giai đoạn này, phôi thai đã phát triển đủ lớn nên có thể nhìn thấy rõ qua siêu âm, nhờ đó bác sĩ có thể đo được chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của em bé. Trên siêu âm, độ dài này được ký hiệu là CRL (Crown-Rump Length). Tương tự như đường kính túi thai, trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tuần, trung bình mỗi ngày CRL tăng 1mm.

Tại sao không đo chiều dài từ đầu đến chân mà lại đo từ đầu đến mông?

Tại vì tư thế của thai nhi ở trong bụng mẹ là tư thế ngồi co chân. Đặc biệt, khi phát triển lớn hơn, chân của em bé có thể di động nên đo chiều dài đầu chân không chính xác. Chiều dài đầu mông cố định hơn, phản ánh chính xác hơn.

  • Sau 12 tuần: dựa theo đường kính lưỡng đỉnh (BPD – Biparietal Diameter), là đường kính đo mặt cắt lớn nhất của hộp sọ, tính từ trước ra sau.
cách đo kích thước thai nhi theo tuần
Các chỉ số khác để đánh giá sự phát triển của thai nhi

Giải đáp thắc mắc về kích thước túi thai

Túi thai là cái tên mà mẹ bầu thường được nghe ngay từ lần đầu đi khám thai. Đây là thời điểm mẹ chưa được trang bị nhiều kiến thức nên dễ bị bỡ ngỡ và có nhiều thắc mắc. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến nhất của bà bầu về túi thai mà Aplicaps tổng hợp được.

hình ảnh bụng bầu qua từng tháng
hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

Túi thai 4mm là mấy tuần?

Túi thai 4mm thì thai nhi đang ở tuần thai thứ 4 hoặc tuần thai thứ 5.

Túi thai gs 6mm là mấy tuần

Túi thai 4mm thì thai nhi đang ở tuần thai thứ 4.5 của thai kỳ.

Túi thai 13mm là bao nhiêu tuần

Túi thai đạt 13mm là thai nhi đã đang ở tuần thai thứ 6. Ngoài ra ở tuần thứ 6 thai nhi có chiều dài đầu mông – CRL đạt 4 – 7 mm.

Túi thai 17mm la bao nhiêu tuần

Túi thai 17mm cho thấy thai trong tuần thai thứ 6. Kích thước thai nhi khoảng 8mm.

Kích thước túi ối sau 21 ngày chuyển phôi

Khi tiến hành làm IVF thì sau 21 ngày chuyển phôi thì tuổi thai sẽ tương ứng là từ 3 đến 5 tuần nên kích thước túi thai sẽ đạt từ 3-6mm. Mẹ bầu cần biết được chính xác là thai IVF nuôi cấy trong LAB mấy ngày từ đó mới tính được tuần thai chính xác. Mẹ có thể tìm đến ứng dụng tính tuổi thai IVF khá chính xác sau đây: Flo.health hay theivfjourney.com.

Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai

Phôi thai thường quan sát được trên siêu âm đầu dò ở tuần thai thứ 7, nghĩa là lúc túi thai có kích thước khoảng 27mm.

Trên thực tế, phôi thai đã được hình thành từ trước đó, ngay từ tuần thai thứ 3 – 4. Tuy nhiên lúc này kích thước túi thai còn nhỏ (< 3mm) nên chưa thể quan sát được.

Túi thai bao nhiêu mm thì có noãn hoàng (yolksac)

Thông thường, túi thai đạt kích cỡ 4 đến 6mm thì có noãn hoàng hay yolksac và tuần thai có noãn hoàng là 4-5 tuần tuổi.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do tính nhầm tuổi thai nên yolksac và phôi thai có thể nhìn thấy muộn hơn thời gian dự kiến một chút. Hiện tượng này thường gặp ở các bà bầu có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, việc có nhìn thấy yolksac và phôi thai hay không còn phụ thuộc vào phương pháp siêu âm. Thời điểm nhìn thấy yolksac và phôi thai nêu trên là dùng cho siêu âm đầu dò. Với siêu âm ổ bụng, thời gian này muộn hơn.

Vậy là qua bài viết trên đây, Aplicaps đã cung cấp cho mẹ bầu bảng kích thước túi thai theo tuần để mẹ tiện đối chiếu với chỉ số của mình. Ngoài ra Aplicaps cũng mong rằng những thông tin hữu ích kèm theo có thể giúp mẹ có hiểu biết đầy đủ về túi thai, qua đó tự theo dõi thai kỳ của chính mình.

Chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

Dược sĩ Tú Oanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Gestational Sac and Its Meaning in Pregnancy. Truy cập ngày 2/6/2022.
https://www.verywellfamily.com/gestational-sac-2371621
2 1st Trimester Ultrasound Scanning. Truy cập ngày 2/6/2022.
https://www.brooksidepress.org/Products/Military_OBGYN/Ultrasound/1st_trimester_ultrasound_scannin.htm
3 Distinguishing normal from abnormal gestational sac growth in early pregnancy. Truy cập ngày 2/6/2022.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3546719/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ