Sảy thai tự nhiên có đau bụng không?

Sảy thai tự nhiên có đau bụng không? Chỉ ra 7 dấu hiệu sảy thai tự nhiên sớm nhất

Mẹ bầu sảy thai tự nhiên sẽ báo hiệu bằng nhiều triệu chứng khác nhau như xuất huyết âm đạo, mất ốm nghén,… Vậy sảy thai tự nhiên có đau bụng không? Đặc điểm cụ thể của 7 dấu hiệu điển hình khi sảy thai tự nhiên là gì? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết dưới đây. Mời mẹ cùng Aplicaps theo dõi bài viết nhé!

Sảy thai tự nhiên có đau bụng không? 

Sảy thai tự nhiên là tình trạng thai bị mất và tụt ra ngoài trước tuần thứ 20 của thai kỳ mà không có sự can thiệp của thuốc hoặc thủ thuật nào cả.[1]https://medlineplus.gov/ency/article/001488.html.

Trong đó, đau bụng là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu tình trạng sảy thai tự nhiên. Những cơn đau này khá giống với đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Đau từng cơn, đau râm ran ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu. Đôi lúc mẹ sẽ gặp các cơn co thắt tử cung, đau quặn và dữ dội kèm theo nhiều triệu chứng sảy thai khác như chảy máu, dịch âm đạo bất thường,…

Cơn đau bụng do sảy thai tự nhiên có thể kéo dài đến 2 tuần. Dù vậy, tình trạng này là điều rất bình thường khi bị sảy thai tự nhiên. Đây là cơ chế để cơ thể đẩy nốt phần nhau còn sót lại trong tử cung ra ngoài. Lúc này, mẹ nên xây dựng một chế độ nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể hồi phục.

Sảy thai tự nhiên
Mang thai là một quá trình dài cần sự chăm sóc cẩn thận

Các dấu hiệu sảy thai tự nhiên khác

Chỉ một triệu chứng đau bụng chưa thể kết luận được liệu mẹ có bị sảy thai hay không. Tuy nhiên, nếu đi kèm với những triệu chứng dưới đây thì mẹ cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo là tình trạng đi kèm và xuất hiện gần như cùng lúc với đau bụng trong các biến cố sảy thai. Đặc biệt nếu xảy ra ở những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu dễ nhầm lẫn với máu báo thai hoặc máu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số điểm khác biệt giúp mẹ dễ dàng phân biệt 3 trường hợp này:

Đặc điểm

Máu sảy thai

Máu báo thai

Máu kinh nguyệt

Thời điểm xuất hiện

Xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước tuần thứ 20 của thai kỳ, phổ biến nhất trong khoảng 3 tháng đầu.

Xuất hiện sau khi quan hệ tình dục không an toàn từ 7-14 ngày (từ thời điểm trứng và tinh trùng kết hợp thành phôi thai).

Xuất hiện theo chu kỳ kinh nguyệt, có khoảng thời gian từ 21-35 ngày.

Thời gian kéo dài

1-2 tuần, thường không quá 15 ngày

1-2 ngày

3-7 ngày, tùy cơ địa.

Màu sắc

Màu đỏ tươi đến màu nâu, tùy thuộc tình trạng sảy thai nặng hay nhẹ.

Màu hồng nhạt, đỏ tươi hoặc màu nâu đậm.

Màu đỏ thẫm, thâm đen hoặc hơi nâu nếu có máu dư trong tử cung.

Tính chất

Máu sảy thai thường có cục máu đông kèm theo mùi hôi.

Máu dạng đốm nhỏ, không kèm theo dịch nhầy, không có các mảnh vụn hoặc máu đông, không có mùi hôi.

Máu dạng hơi loáng, kèm theo các cục máu đông và dịch nhầy ở cổ tử cung. Máu kinh có mùi hơi tanh giống mùi máu.

Lượng máu

Chảy máu ồ ạt và đột ngột trong vòng 1-2 giờ.

Chỉ 1-2 giọt, rất ít.

Số lượng lớn, ồ ạt vào những ngày đầu tiên và giảm dần đi vào những ngày sau đó. Trung bình lượng máu kinh thoát ra ngoài là 85 – 100ml.

Triệu chứng khác

Kèm theo các triệu chứng như đau bụng dưới, cảm xúc thay đổi, mất dấu hiệu ốm nghén, mệt mỏi, sốt.

Không kèm cơn đau hoặc khó chịu gì. Đôi khi có thể đau râm ran vùng bụng dưới nhưng nhanh chóng biến mất, không ảnh hưởng gì.

Đi kèm các triệu chứng mệt mỏi, đau lưng, đau bụng dữ dội, chóng mặt, tâm trạng thay đổi liên tục.

Phân biệt máu sảy thai, máu kinh nguyệt và máu báo thai 
Máu sảy thai thường có màu đỏ tươi

Dịch âm đạo bất thường

Trong quá trình mang thai, âm đạo tiết nhiều dịch để giữ môi trường âm đạo luôn ẩm ướt. Tuy nhiên, khi bị sảy thai, lượng dịch này trở nên nhiều bất thường. Lẫn trong dịch là các cục máu đông hoặc đốm màu hồng. Một số trường hợp dịch âm đạo còn có mùi hôi khó chịu. Đây là triệu chứng cảnh báo âm đạo đang bị nhiễm khuẩn, rất nguy hiểm.

Nhau thai bị đẩy ra ngoài (sổ nhau thai)

Triệu chứng này chỉ xuất hiện khi bà bầu đã mang thai được hơn 6 tuần. Lúc này, nhau thai đã bong hoàn toàn khỏi niêm mạc tử cung và bắt đầu bị đẩy ra ngoài thông qua hoạt động co bóp. Tuổi thai càng lớn thì việc tự tụt nhau ra ngoài càng khó và cần nhiều thời gian. Đặc biệt, từ tháng thứ 6, để đưa toàn bộ nhau thai ra ngoài cần có sự can thiệp từ bên ngoài bằng phương pháp nạo hoặc hút thai.

Dấu hiệu mang thai biến mất

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng thai nghén khác nhau như chán ăn, buồn nôn, ngực căng tức, sụt cân,… Nhưng đột nhiên các triệu chứng này biến mất, thử thai lại thấy âm tính, máu báo thai cũng biến mất thì khả năng thai kỳ đã dừng lại là rất cao.

Ớn lạnh

Ớn lạnh là một dấu hiệu hiệu nhiễm khuẩn ở bà bầu sảy thai tự nhiên mà thai phụ cần đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời. Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn khi sảy thai diễn biến nhanh và nặng, gây ra các biến chứng như nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng huyết, viêm nhiễm nội mạc,…

Biện pháp chăm sóc phụ nữ sảy thai bị đau bụng

Sau sảy thai tự nhiên, mẹ phải đối mặt với ảnh hưởng sức khỏe cũng như tổn thương tinh thần sâu sắc. Chính vì vậy, việc chăm sóc sau sảy thai đóng vai trò quyết định trong quá trình hồi phục.

Cân bằng cảm xúc

Phần lớn các trường hợp, sau khi mất đi em bé trong bụng, người mẹ rơi vào tình trạng buồn bã, tội lỗi thậm chí không thể chấp nhận sự thật mất con. Việc chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực một thời gian dài khiến mẹ có nguy cơ bị trầm cảm sau sảy thai. Bệnh lý này khiến mẹ khó trở lại cuộc sống bình thường, thậm chí tác động cực xấu đến sức khỏe và khả năng mang thai trong các lần tới. Chính vì vậy, sau sảy thai, mẹ cần dành một khoảng thời gian đủ dài để cân bằng lại cảm xúc.

Mẹ hãy mở lòng tâm sự với các thành viên trong gia đình hoặc những người  thân thiết xung quanh. Mẹ đừng ngại ngần bày tỏ cảm xúc tiêu cực và cố gắng suy nghĩ theo hướng tích cực nhất. Bên cạnh đó, người thân và gia đình cần sẵn sàng quan tâm và lắng nghe để người mẹ luôn cảm nhận được sự quan tâm của những người xung quanh. Chắc chắn, với sự nỗ lực từ hai phía, cảm xúc tiêu cực sẽ dần tan biến để mẹ tiếp tục hướng tới cuộc sống mới. [2]https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/pregnancy-loss/miscarriage-surviving-emotionally/ 

Biện pháp chăm sóc phụ nữ sảy thai bị đau bụng
Cân bằng cảm xúc sau sảy thai vô cùng quan trọng

Kiêng quan hệ tình dục

Sau sảy thai tự nhiên, phụ nữ chỉ nên quan hệ trở lại khi không còn xuất huyết âm đạo nữa, thường sau 2-3 tuần từ ngày sảy thai để:

  • Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tử cung. Quan hệ trong thời gian này sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tử cung và âm đạo, có thể gây chảy máu vùng kín, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình mang thai sau này.
  • Không làm tổn thương niêm mạc tử cung. Một số trường hợp sảy thai phải can thiệp bằng thủ thuật nạo hút sẽ gây tổn thương niêm mạc tử cung. Quan hệ tình dục khi tử cung chưa hồi phục sẽ làm tổn thương, thậm chí mất khả năng sinh sản.
  • Cân bằng lại hormon của cơ thể. Sau biến cố sảy thai, người phụ nữ cần thời gian để cân bằng lại lượng hormon trong cơ thể. Việc mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và sự gắn kết tình cảm trong “chuyện ấy” của hai vợ chồng.

Tăng thời gian nghỉ ngơi

Sau sảy thai, việc dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng. Thai phụ nên nghỉ ngơi trên giường hoặc vận động nhẹ nhàng. Vận động quá thường xuyên sau sảy thai sẽ làm chậm quá trình lành lại của tế bào tử cung tổn thương, dẫn đến thời gian hồi phục lâu hơn.

Chế độ dinh dưỡng phục hồi sau sảy thai

Thai phụ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất để đẩy nhanh quá trình hồi phục cơ thể. Trong đó, mẹ nên bổ sung nhiều protein, chất xơ, axit folic, canxi, vitamin A, sắt,… từ thức ăn và thực phẩm bổ sung. Đồng thời, chia thành nhiều bữa nhỏ hàng ngày sẽ giúp việc hấp thụ dinh dưỡng được dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế các loại thức ăn chứa dầu mỡ, cay nóng hoặc đồ uống chứa cồn, chất kích thích,… Những chất này sẽ cản trở quá trình làm lành tế bào tử cung khiến thời gian hồi phục bị kéo dài hơn.

Aplicaps Befoma bổ sung sắt amin giúp bù đắp lại lượng máu đã mất, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu sau sảy thai. Ngoài ra, sản phẩm cung cấp axit folic thế hệ 4 nhằm ngăn ngừa tình trạng sảy thai sớm, dị tật bẩm sinh trên thai nhi. Cùng với đó là 18 loại vitamin và khoáng chất khác giúp mẹ bầu có đủ chất dinh dưỡng trong quá trình hồi phục sau sảy thai.  

befoma
Bổ bầu Alicaps Befoma giảm nguy cơ sảy thai và dị tật thai nhi

Lên kế hoạch cho lần mang thai tiếp theo

Để chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp, thai phụ nên chủ động đi khám sàng lọc trước khi mang thai, kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ. Mẹ cần đảm bảo tử cung đã trong trạng thái sẵn sàng để tiếp tục quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày sắp tới. Việc lên kế hoạch sẽ giúp người mẹ có chuẩn bị tốt nhất, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ có thể gây sảy thai trong các lần tới.

Như vậy, qua bài viết trên đây, chắc chắn mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Sảy thai tự nhiên có đau bụng không?”. Hy vọng với bài viết này của Aplicaps, mẹ đã tìm được thật nhiều thông tin hữu ích cho hành trình mang thai của mình. Nếu mẹ muốn được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe thai kỳ, vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ số hotline 1900 636 985.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Miscarriage. Ngày truy cập: 26/7/2022.
https://medlineplus.gov/ency/article/001488.html
2 After miscarriage: Surviving emotionally. Ngày truy cập: 26/6/2022.
https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/pregnancy-loss/miscarriage-surviving-emotionally/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ