viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu

Livestream cùng bác sĩ: Viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu – Những câu hỏi thường gặp

1. Thai lưu 10 tuần, mang thai lần đầu có nguyên nhân không?

1 lần sảy thai, thai lưu chưa nói lên vấn đề gì cả. Có 2 nhóm nguyên nhân chính:

  • Do bản thân thai nhi có bất thường: Khó xác định được nguyên nhân.
  • Nguyên nhân từ bố mẹ: Bố mẹ có những bất thường gây ra hỏng thai. Hỏng thai có thể có tính chất lặp đi lặp lại. Lúc đó, bác sĩ sẽ có chỉ định để xác định để tìm ra những nguyên nhân sảy thai, thai lưu từ bố mẹ. Khoảng 50% trường hợp không tìm ra nguyên nhân sảy thai, thai lưu.

Để cẩn thận, bạn có thể đi làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân sảy thai, thai lưu.

2. Để tầm soát ung thư cổ tử cung cần làm xét nghiệm gì?

Để tầm soát ung thư cổ tử cung bạn cần làm cả phiến đồ âm đạo và HPV.

3. Chu kỳ kinh không đều thì tính tuổi thai làm sao?

Chu kỳ kinh không đều thì tính tuổi thai cần phải dựa vào siêu âm. Cần phải dựa vào siêu âm trong giai đoạn đầu chứ không phải siêu âm về sau. Do từ tuần 12 trở đi, mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Nên vào giai đoạn sau, việc xác định tuổi thai sẽ kém chính xác hơn.

4. Làm thế nào để biết tắc vòi trứng?

Để xác định xem vòi trứng có tắc không cần phải đi chụp vòi trứng:

  • Chụp X-quang sử dụng thuốc cản quang.
  • Siêu âm sử dụng thuốc cản quang.
Chụp X-quang vòi trứng
Chụp X-quang vòi trứng

5. 33 tuần đường huyết 7,6mmol/l có sao không?

Nếu lúc đói đường huyết 7,6mmol/l bạn đã bị đái tháo đường thai kỳ. Bạn cần đến bệnh viện thực hiện nghiệm pháp đường huyết để có thể chẩn đoán chính xác nhất.

6. Buồng trứng 1 bên bị cắt vòi trứng thì trứng có rụng không?

Trứng vẫn rụng bình thường nhưng không thể đi được vào bên vòi trứng bị cắt được.

7. 9 tuần mà hay lâm râm đau bụng bên trái có sao không?

Trong trường hợp 9 tuần bị đau lâm râm bạn không cần lo lắng quá. Nếu đi siêu âm thai phát triển bình thường thì không sao. Bạn nên bổ sung canxi bởi vì từ 9 tuần, cơ thể mẹ đã có thể bắt đầu xuất hiện các hiện tượng thiếu canxi và gây đau mỏi cơ thể.
Khi thai nhi phát triển, nhu cầu sử dụng canxi của mẹ bầu ngày càng cao. Do đó, mẹ cần bổ sung canxi đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

8. Tiêm thuốc Lovenox có ảnh hưởng gì không?

Thuốc Lovenox là thuốc chống đông và không ảnh hưởng gì đến thai kỳ.

9. Buồng trứng đa nang uống gì để cải thiện?

Buồng trứng đa nang sẽ có nhiều nang trứng hơn so với bình thường. Do đó, lượng nội tiết cơ thể tiết ra không đủ để nuôi các nang trứng đó và khiến trứng không thể lớn lên được. Để cải thiện tình trạng này:

  • Bổ sung thêm nội tiết.
  • Tăng sự nhạy cảm của trứng với nội tiết.

10. Sảy thai liên tiếp 5 lần, thai sinh hóa nên làm gì để tránh bị sảy thai tiếp?

Bạn cần đi kiểm tra để tìm nguyên nhân và có các biện pháp để phòng tránh. Sảy thai 5 lần liên tiếp thì do nguyên nhân từ bố mẹ.

11. Chụp tử cung vòi trứng khi nào?

Thời điểm chụp tử cung vòi trứng là sạch kinh 2-3 ngày và kiêng quan hệ từ lúc có kinh đến ngày đi khám.

viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu
Viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu

12. Hiện tại đang mang bầu nhưng phát hiện nhân xơ 7mm có sao không?

Những người có nhân sơ có nguy cơ đẻ non nhưng nhân xơ 7mm rất nhỏ và chưa ảnh hưởng gì cả.

13. Rubella IgG 33,6 có nghĩa là gì?

IgG dương tính tức là bạn đã từng mắc và đã có kháng thể nên bạn không cần lo.

14. Thai ngoài nhiều lần có làm được IVF không?

Thai ngoài nhiều lần bạn có khả năng chỉ có thể làm được IVF. Bác sĩ có thể cho sử dụng các thuốc chống co bóp quá mức mà đẩy phôi thai ra bên ngoài.

15. Có phôi có nên cấy luôn không hay để mẹ nghỉ vài tháng?

Vấn đề này tùy thuộc vào lựa chọn của mẹ.

16. Mang thai 4 tuần tính chất công việc đi lại nhiều có làm sao không?

Bạn vẫn có thể đi lại bình thường, không ảnh hưởng nhiều. Nhưng bạn vẫn không được hoạt động mạnh.

17. Đang uống kháng sinh thả bầu có được không?

Bạn phải xem đang uống kháng sinh gì. Có những kháng sinh ảnh hưởng đến thai nhi và có những kháng sinh không ảnh hưởng.

18. Chồng dương tính với viêm gan B, em không bị thì con có khả năng bị viêm gan B không?

Nguy cơ con bị vẫn có. Tốt nhất bạn hãy đi tiêm phòng trước. Khi em bé chào đời, bác sĩ sẽ cho tiêm huyết thanh để ngăn lây từ mẹ sang con.

19. Uống vitamin tổng hợp rồi có cần uống DHA không?

Trong vitamin bầu tổng hợp vẫn cần uống DHA nữa vì vitamin tổng hợp chưa có DHA.

20. Đang tiêm kích trứng mà bị hoa mắt chóng mặt và đau thắt lưng có sao không?

Đây có thể là tác dụng phụ của thuốc kích trứng nên cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến mẹ cả.

21. Trước kia em uống khẩn cấp nhiều, giờ thả không dính có ảnh hưởng gì không?

Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, đây chỉ là 1 trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bạn cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân để điều trị kịp thời.

22. Chồng bị tăng kích thước NST 13, vợ cần làm xét nghiệm gì nữa?

Tăng kích thước NST thứ 13 là 1 trong những nguyên nhân của sảy thai, thai lưu liên tiếp. Vợ cũng nên có những xét nghiệm để tầm soát và kiểm tra. Tốt nhất nếu có điều kiện bạn hãy đi thụ tinh ống nghiệm và sàng lọc phôi.

23. Hay bị ói sau ăn cần bổ sung thêm gì?

Hay bị ói sau ăn có 2 nguyên nhân chính gây ra:

  • Tình trạng nghén: Sử dụng magie sulfat để làm giảm triệu chứng.
  • Thai lớn, đè vào dạ dày và làm tăng kích ứng dẫn đến nôn ói. Tốt nhất nên bổ sung thêm thuốc băng se niêm mạc dạ dày tránh ảnh hưởng đến niêm mạc.

24. Chu kỳ 37 ngày có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?

Chu kỳ này cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến khả năng mang thai. Còn những vấn đề khác có ảnh hưởng đến khả năng mang thai thì bạn nên đi kiểm tra.

25. Chậm kinh 20 ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Cần đi khám để xác định nguyên nhân chậm kinh do đâu: do mang thai hay rối loạn. Nếu rối loạn, cần xác định nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt để tác động vào đó.

26. Trước đây từng bị sởi có tiêm mũi 3 trong 1 được không?

Bạn vẫn tiếp tục tiêm mũi 3 trong 1 được.

27. Uống sắt và canxi cần bổ sung thêm gì không?

Bạn cần bổ sung thêm DHA, acid folic.

28. Nấm candida cần dùng gì được?

Nguyên tắc điều trị nấm cần điều trị cả người bạn tình của bạn. Cần phối hợp cả đường đặt và bôi. Tùy thuộc mức độ nấm, bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp cho bạn.

29. Ngày 11 niêm mạc 3,8 và trứng 8 có được không?

Trứng 8 là trứng nhỏ và không phải trứng trội, lượng nội tiết tiết ra không nhiều. Ngày 11 nhưng niêm mạc 3,8 là mỏng.

30. Thai 21 tuần bụng hay chướng khó chịu có sao không?

Trước hết bạn cần đi kiểm tra xem thai có vấn đề gì không, có bị rối loạn tiêu hóa không.

31. 8 tuần nghén quá, không ăn uống được phải làm sao?

Bạn có thể áp dụng các cách:

  • Bổ sung magie sulfat để giảm triệu chứng thai nghén.
  • Chia nhỏ bữa ăn.
  • Ăn lạnh để giảm kích thích vị giác thụ cảm thể ở lưỡi.
  • Trước khi ăn có thể ăn chút vụn bánh mì để giảm bớt dịch dạ dày.

32. Dấu hiệu chuyển phôi sau 23 ngày là gì?

Sau chuyển phôi 23 ngày chưa hề có dấu hiệu gì cả. Đó chỉ là cảm giác chủ quan của các bạn.

33. Tiêm ngừa các loại vacxin bao lâu thì có thể mang thai được?

Thông thường sau tiêm vacxin 3 tháng có thể mang thai được.

34. Chu kỳ kinh 27 ngày canh trứng khi nào?

Chu kỳ kinh 27 ngày trứng rụng vào khoảng ngày thứ 13 của chu kỳ. Cách đơn giản nhất để canh trứng rụng là:

  • Vào giữa chu kỳ kinh thấy dịch nhầy trong tiết ra.
  • Lấy chu kỳ kinh trừ đi 14 ngày.

35. Sau chuyển phôi ngày 5, sau chuyển phôi 8 ngày 46, ngày 10 là 85 có được không?

Tình trạng này cũng không hẳn là kém, vẫn tiếp tục theo dõi thêm. Nhưng tiên lượng này không thực sự tốt.

Viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu
Viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu

36. Thai đôi có nên khâu cổ tử cung không?

Thai đôi nên khâu cổ tử cung từ tuần thứ 12.

37. Niêm mạc ngày 8 là 8 có được không?

Niêm mạc bằng 8 cũng ổn. Niêm mạc tốt nhất để có thai là 10-14.

38. Bị ứ dịch 1 bên có nên chuyển phôi hay không hay mổ kẹp?

Cần xác định mức độ ứ dịch như thế nào. Nếu tình trạng ứ dịch nhiều bạn cần phải mổ kẹp.

39. Em chóng mặt sử dụng sắt được không?

Sắt có thể được bổ sung ngay từ trước khi mang thai nên bạn hoàn toàn có thể uống sắt.

40. Hết kinh 1 tuần bị ra ít máu có phải rụng trứng không?

Rụng trứng không hề gây tình trạng ra máu. Bạn cần xác định xem lượng máu ra như thế nào: nhiều hay ít, đỏ tươi hay đỏ thẫm.

41. 10 ngày nữa đến chu kỳ kinh, kinh không đều và thử 1 vạch đậm 1 vạch nhạt có thai không?

Nhiều khả năng bạn đã có thai. Có thể thử thêm 1 que nữa vào buổi sáng hôm sau khi vừa ngủ dậy. Tại vì thời điểm này, nồng độ hCG là lớn nhất nên có kết quả chính xác hơn.

42. Chọc trứng 3 ngày bụng vẫn đau nhẹ và chướng bụng?

Có thể bạn bị quá kích buồng trứng. Tình trạng này sẽ dần hết. Hãy ăn nhiều thịt đỏ và uống oresol để giảm tình trạng. Trong trường hợp nặng nên đi bệnh viện.

43. Chỉ số AMH 71 có khả năng bị đa nang không?

AMH không phải là chỉ số để chẩn đoán đa nang buồng trứng. Đây chỉ là chỉ số để gợi ý tình trạng đa nang buồng trứng.

44. Mấy ngày sau quan hệ thử que được?

Sau quan hệ 14 ngày có thể thử que.

45. IUI tỉ lệ thành công bao nhiêu?

IUI tỉ lệ thành công là 25%.

46. Lộ tuyến cổ tử cung có đốt không?

Cần phải xác định xem mức độ lộ tuyến là bao nhiêu. Và cần cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ của chúng đem lại.

47. Khám 2 vợ chồng đều bình thường, IUI 2 lần đều bị thất bại phải làm sao?

Cần xác định xem 2 vợ chồng đã khám những gì và đã đủ chưa. Đồng thời tỉ lệ thành công của IUI cũng chỉ là 25%.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ