Càng đến cuối thai kỳ, mẹ bầu càng nóng ruột mong chờ đến ngày sinh con. Bất kỳ một hiện tượng khác lạ như đi đại tiện nhiều cũng khiến mẹ nghĩ đến dấu hiệu chuyển dạ. Vậy buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không? Aplicaps sẽ giải đáp cho mẹ trong bài viết dưới đây nhé!
Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không?
Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng buồn đại tiện nhiều và thắc mắc “Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh?”. Câu trả lời là CÓ mẹ nhé! Trước khi lâm bồn khoảng 1-2 tuần, cơ thể mẹ bầu sẽ có rất nhiều thay đổi. Trong đó, đi đại tiện nhiều hơn chính là một dấu hiệu cho thấy thời gian lâm bồn sắp đến gần. Nguyên nhân chính gây tình trạng này ở mẹ bầu là sự thay đổi nội tiết tố.
Khi gần sinh, hormon prostaglandins kích hoạt các cơn co tử cung được tăng tiết nhiều hơn [1]. Các hormone này cũng tác động lên cơ trơn và nhu động ruột nên mẹ sẽ đại tiện nhiều hơn. Ngoài ra, sự thay đổi của các hormone sinh dục cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Đa số các mẹ bầu đều gặp tình trạng này nên mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ hãy chuẩn bị sức khỏe và tâm lý thật tốt để chào đón con yêu chào đời.
10 dấu hiệu sắp đến ngày sinh
Khi sắp đến ngày sinh, mẹ bầu cảm thấy thời gian như kéo dài. Một tâm trạng hồi hộp và lo lắng không yên khi con có thể chào đời bất cứ lúc nào. Để báo hiệu cơn chuyển dạ sắp đến, mẹ hãy căn cứ vào các dấu hiệu sau [2]:
Sa bụng dưới
Ở những tuần cuối, em bé lớn nhanh và tụt xuống gần khu vực xương chậu nên khiến cho bụng của mẹ thấp hơn. Hiện tượng sa bụng dưới sẽ rõ hơn khi mẹ mang thai con so. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ di chuyển khó khăn và nặng nề hơn.
Nếu mẹ không xuất hiện tình trạng này vào tuần cuối có thể em bé chưa quay đầu. Khi có bất cứ một dấu hiệu bất thường, mẹ bầu hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám bác sĩ kịp thời.
Đi tiểu nhiều hơn
Khi sắp sinh, thai nhi tụt xuống và quay đầu để chuẩn bị ra đời. Lúc này, thai sẽ chèn ép lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn. Hơn nữa, nồng độ hCG tăng khiến cho lượng máu đổ về thận và tử cung nhiều hơn. Điều này cũng gây tăng áp lực lên bàng quang của mẹ.
Chuột rút
Khi tử cung của mẹ đã giãn ra và sẵn sàng đẩy em bé ra ngoài, những cơn co thắt bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu, mẹ sẽ có cảm giác như những cơn chuột rút. Tình trạng co thắt mạnh và tần suất tăng lên cho thấy cơn chuyển dạ đang đến gần.
Đau lưng và vùng xương chậu
Đau lưng diễn ra trong suốt thai kỳ do bé lớn dần và tăng áp lực lên tử cung mẹ. Vào những tuần cuối, thai nhi quay đầu và tụt xuống khiến vùng lưng và xương chậu của mẹ đau hơn trước. Hơn nữa, một số dây chằng ở tử cung cũng bị giãn và kéo căng ra để chuẩn bị cho bé chào đời.
Cổ tử cung giãn và mở ra
Vào cuối thai kỳ, cổ tử cung rộng hơn để phù hợp với kích thước của thai nhi. Sự giãn nở này giúp cho mẹ sinh thường được dễ dàng hơn. Khi sắp sinh, mẹ bầu sẽ phải đi khám để được đánh giá độ mở của tử cung để được chẩn đoán thời gian chuyển dạ chính xác nhất. Cổ tử cung sẽ mở theo từng giai đoạn chuyển dạ. Khi cổ tử cung mở khoảng 10cm cũng là lúc em bé sẵn sàng chào đời.
Trong nhiều trường hợp, cổ tử cung của mẹ đã mở đủ rộng nhưng thai nhi quá lớn nên không sinh thường được. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Cân nặng ngừng tăng hoặc giảm
Cân nặng mẹ bầu tăng lên rất nhiều vào những tháng cuối thai kỳ. Nhưng khi chuẩn bị lâm bồn, cân nặng của mẹ có xu hướng ngừng tăng, thậm chí bị giảm. Nguyên nhân là do nước ối và lượng dịch dư thừa đang được thải ra ngoài để chuẩn bị cho bé chào đời. Tuy cân nặng mẹ giảm nhưng không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ bầu không cần phải lo lắng đến tình trạng này.
Tiết dịch âm đạo nhiều hơn
Khi mang thai, nút nhầy tử cung được hình thành để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Khi gần lâm bồn, nút nhầy sẽ bong dần ra để chuẩn bị cho con chào đời. Vào những ngày cuối, dịch nhầy có màu hồng và thường lẫn một ít máu. Thời gian từ khi xuất hiện tình trạng này đến khi mẹ lâm bồn dao động từ vài giờ đến 1-2 tuần.
Giãn khớp
Nội tiết tố relaxin được cơ thể mẹ bầu tiết ra làm cho các dây chằng mềm và giãn hơn. Do đó, xương khớp của mẹ mở rộng và linh hoạt hơn để chuẩn bị cho con ra đời. Tình trạng này là phản ứng tự nhiên nên các mẹ không cần phải lo lắng.
Vỡ ối hoặc rỉ ối
Đây là dấu hiệu mẹ dễ nhận biết nhận. Túi ối là môi trường sống của thai nhi. Khi túi bị vỡ đồng nghĩa với việc em bé đã sẵn sàng để “ra khỏi tổ”. Nước ối bị vỡ ra thường có màu trắng đục hoặc vàng. Nước đột ngột chảy ra nhiều từ âm đạo nhưng không gây cảm giác đau đớn cho mẹ. Hầu hết các mẹ đều bị vỡ túi ối trước sinh nhưng cũng có trường hợp nước ối rỉ từng chút một [3].
Khi mẹ có dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để chuẩn bị cho cuộc sinh nở. Nếu để nước ối cạn trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi.
Cơn gò cứng bụng
Càng gần thời điểm sinh con, những cơn co thắt xuất hiện càng nhiều. Trong giai đoạn trước của thai kỳ, các cơn gò tử cung đôi khi vẫn xuất hiện nhưng thưa thớt. Do đó, mẹ cần nhận biết rõ cơn gò chuyển dạ thật để có kế hoạch sinh con an toàn.
Các cơn co thắt xuất hiện với tần suất từ 5-30 phút một lần và kéo dài khoảng 1-2 phút. Các cơn đau xuất hiện với cường độ tăng dần và kèm theo tình trạng chuột rút. Lúc này, cơ thể của mẹ đã sẵn sàng để con chào đời.
6 điều cần làm khi có dấu hiệu sắp sinh
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, thời gian mẹ bầu lâm bồn chỉ còn khoảng 1-2 tuần nữa. Mẹ bầu cần chuẩn bị mọi thứ để chào đón bé yêu đến thế giới mới.
Không đi xa
Khi đã sắp đến ngày dự sinh và có các dấu hiệu trên, mẹ bầu không nên đi xa. Nếu đi xa, mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào và không kịp đến bệnh viện theo đúng kế hoạch sinh. Hơn nữa, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu hơn nếu đi vào những ngày cuối thai kỳ.
Nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để có một sức khỏe tốt cho quá trình “vượt cạn”. Khi sắp sinh, bụng mẹ bầu to hơn và khó di chuyển. Mẹ nên ngơi hoàn toàn trước khi sinh 1-2 tuần để dưỡng sức tốt nhất.
Chế độ ăn uống khoa học
Thai nhi lớn dần và cần nhiều dưỡng chất để phát triển hơn. Hơn nữa, mẹ cũng cần được bồi bổ nhiều hơn để có trạng thái sức khỏe tốt nhất khi sinh. Do đó, mẹ cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Chuẩn bị đồ đạc đi sinh
Chuẩn bị đầy đủ vật dụng đi sinh rất quan trọng. Mẹ hãy lên danh sách những món đồ cần thiết cho mẹ và bé để không bị thiếu khi cần.
Đi bộ và di chuyển nhẹ nhàng
Có nên đi bộ khi mang thai? Mẹ bầu nên dành thời gian đi bộ và vận động nhẹ nhàng hằng ngày nhé. Đi bộ giúp mẹ cải thiện được tình trạng nhức mỏi, đặc biệt ở xương chậu và lưng. Hơn nữa, đi bộ làm tăng độ dẻo dai và rắn chắc của gân cốt giúp mẹ dễ dàng sinh nở hơn.
Trong tháng cuối, việc đi bộ cũng có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước. Mẹ nên đi bộ với quãng đường ngắn hơn, tốc độ chậm lại. Mẹ nên đi bộ cùng người thân và xung quanh nhà vì có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.
Tâm lý sẵn sàng
Trước ngày sinh con, mẹ bầu thường có tâm trạng hoang mang và lo lắng. Mẹ hãy cố gắng suy nghĩ những điều tích cực nhất và chuẩn bị một tâm lý để đón nhận những điều sắp đến. Việc chuẩn bị tâm lý giúp mẹ không cảm thấy bỡ ngỡ và phòng tránh được tình trạng trầm cảm sau sinh. Mẹ có thể tham gia các lớp học trước khi vượt cạn để được hướng dẫn điều chỉnh tâm trạng tốt nhất.
Mong rằng qua bài viết “Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh?” mẹ bầu sẽ nắm được những thông tin hữu ích nhất để chuẩn bị cho “chuyến vượt cạn” thành công. Nếu mẹ còn muốn hỏi thêm thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chuyên gia của Aplicaps qua số điện thoại 1900 636 985.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Review on prostaglandin and oxytocin activity in preterm labor. Truy cập ngày 14/10/2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11811300/ |
---|---|
↑2 | 8 Signs That Labor Is 24 to 48 Hours Away. Truy cập ngày 17/10/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/signs-that-labor-is-24-to-48-hours-away |
↑3 | Water breaking: Understand this sign of labor. Truy cập ngày 18/10/2022. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/water-breaking/art-20044142 |