Sắt rất quan trọng với cơ thể nhưng lại là vi chất khó hấp thu. Khả năng hấp thu sắt không những phụ thuộc vào loại sắt sử dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến là thức ăn. Vậy để hấp thu tốt nhất thì sau khi uống sắt không nên ăn gì? Hãy xem ngay bài viết sau của Aplicaps.
Sau khi uống sắt không nên ăn gì?
Một số thực phẩm có thể gây tương tác và làm giảm khả năng hấp thu của sắt như:
Thực phẩm giàu canxi
Canxi và sắt đều là dưỡng chất cần thiết cần được bổ sung hằng ngày. Tuy nhiên, chúng lại không nên được uống chung với nhau. Đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi có khả năng ức chế sự hấp thu sắt cả dạng heme hay hon-heme [1]. Do đó, bạn không nên uống canxi ngay khi vừa uống sắt xong. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cá,… cũng không nên dùng sau uống sắt.
Uống sắt và canxi cách nhau tối thiểu 2 tiếng. Đây là khoảng thời gian thích hợp để sự hấp thu sắt và canxi không ảnh hưởng lẫn nhau.
Thực phẩm chứa nhiều oxalat
Oxalat trong thực phẩm có thể liên kết với nhiều khoáng chất để tạo thành hợp chất, trong đó có cả sắt. Khi bổ sung các thực phẩm chứa nhiều oxalat ngay sau uống sắt, nó có thể phức hợp với sắt tạo thành sắt oxalat. Điều này không những ngăn cản sự hấp thu sắt vào cơ thể mà phức hợp này còn lắng đọng tại ruột, thận,… tăng nguy cơ gây bệnh liên quan đến đường tiết niệu [2].
Do đó, ngay khi vừa uống sắt xong, bạn không nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều oxalat như rau bina, củ cải, socola, đậu bắp,…
Thực phẩm chứa tanin, cafein
Cũng giống như oxalat, tanin cũng có khả năng tạo phức với sắt trong lòng ruột và giảm sự hấp thu của sắt. Trong một nghiên cứu của Hallberg và Rossander được đăng tải trên pubmed cho thấy: Trong trà có chứa tanin làm giảm đến 62% sự hấp thu sắt vào cơ thể [3].
Như vậy, bạn cần tránh ăn các đồ ăn chứa nhiều tanin sau uống sắt. Các thực phẩm chứa nhiều tanin như bia, trà, cafe, táo, nước trái cây,…
Thực phẩm cay nóng
Đồ ăn cay nóng không những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ mà còn gây giảm sự hấp thu sắt vào cơ thể. Chúng khiến cho cơ thể gặp tình trạng nóng trong. Nên việc bổ sung sắt có thể không hiệu quả và khiến tình trạng nóng trong, táo bón trở nên nặng hơn.
Rau củ nhiều chất xơ
Rau củ rất tốt cho sức khoẻ, là nền tảng của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, ăn nhiều rau quả sau bổ sung sắt lại không tốt. Nguyên nhân là do trong rau củ chứa lượng lớn chất xơ. Chất xơ cũng có thể kết hợp với phân tử sắt tạo thành phức hợp không tan và không thể hấp thu được vào cơ thể.
Bạn có thể điều chỉnh thời gian uống sắt sau ăn khoảng 2 tiếng hoặc trước ăn 0,5-1 tiếng để sắt được hấp thu tốt hơn.
Tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể
Ngoài việc tránh bổ sung các thực phẩm trên ngay sau khi uống sắt, bạn cần chú ý những điều sau để tăng khả năng hấp thu:
Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C được đánh giá là chất tăng cường hấp thu sắt non-heme. Nó còn có khả năng ngăn ngừa tác dụng ức chế của tanin, oxalat đối với sắt. Vitamin C sẽ tạo chelate với sắt trong môi trường acid trong dạ dày. Sau đó, phức hợp trên vẫn tiếp tục được hoà tan trong môi trường pH kiềm ở tá tràng. Nhờ quá trình này, hấp thu sắt được diễn ra tốt hơn và hạn chế sự ảnh hưởng của các chất khác [4]. Bạn có thể bổ sung thêm nước cam, chanh, bưởi hay xoài khi uống sắt để tăng cường hấp thu.
Thời điểm uống
Thời điểm uống cũng góp phần quyết định đến khả năng hấp thu sắt vào cơ thể. Thời điểm uống sắt tốt nhất là vào buổi sáng. Nguyên nhân là do nồng độ sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nên sự hấp thu sắt hiệu quả hơn. Hơn nữa, các chất như canxi, tanin,… cũng có lượng thấp nên ít ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt hơn.
Đặc biệt, bạn không nên uống sắt vào buổi tối. Khi vào buổi tối, cơ thể dần vào trạng thái nghỉ ngơi, khả năng hấp thu và chuyển hoá dinh dưỡng sẽ giảm. Điều này khiến cho sắt không được hấp thu hết và có thể bị lắng đọng trong dạ dày, thận,…
Lựa chọn dòng sắt hấp thu cao
Quan trọng nhất khi uống sắt là bạn cần bổ sung đúng loại sắt. Có 2 dòng sắt phổ biến là sắt hữu cơ và sắt vô cơ. Trong đó sắt hữu cơ được đánh giá với khả năng hấp thu cao, hạn chế tác dụng phụ hơn sắt vô cơ.
Aplicaps Befoma – viên uống bổ sung sắt amin, acid folic và 16 loại vitamin, khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Aplicaps Befoma bổ sung đến 30mg sắt amin thế hệ mới nhất, hấp thu cao, hạn chế tác dụng phụ như nóng trong, táo bón. Ngoài ra, sản phẩm bổ sung đến 17 loại vitamin và khoáng chất khác giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Kết hợp các thực phẩm giàu sắt
Bên cạnh việc bổ sung sắt thông qua thực phẩm chức năng, bạn cần kết hợp với một chế độ ăn giàu sắt. Bởi đây là nguồn cung cấp sắt và dưỡng chất đa dạng, lâu dài. Các thực phẩm giàu sắt như: thịt gà, thịt bê, thịt bò, quả sấy, bánh mì, các loại đậu, rau có màu xanh lá, yến mạch,… [5].
Bài viết trên Aplicaps đã giải đáp cho bạn câu hỏi “Sau khi uống sắt không nên ăn gì?”. Bạn hãy lưu ý những vấn đề trên để việc bổ sung sắt hiệu quả, an toàn nhất. Nếu bạn cần tư vấn về sức khoẻ, hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).
Tài liệu tham khảo
↑1 | Calcium and iron absorption–mechanisms and public health relevance. Truy cập ngày 11/4/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21462112/#:~:text=Abstract,at%20risk%20of%20Fe%20deficiency |
---|---|
↑2 | Oxalate (Oxalic Acid): Good or Bad? Truy cập ngày 11/4/2023. https://www.healthline.com/nutrition/oxalate-good-or-bad |
↑3 | Effect of different drinks on the absorption of non-heme iron from composite meals. Truy cập ngày 11/4/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6896705/ |
↑4 | Interaction of vitamin C and iron. Truy cập ngày 11/4/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6940487/ |
↑5 | Iron-Rich Foods. Truy cập ngày 12/4/2023. https://www.webmd.com/diet/iron-rich-foods |